• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
Show Slideshow

Dịch vụ Thành lập công ty cổ phần

Thứ năm, 14 Tháng 3 2013 21:57

Thành lập công ty cổ phần điều kiện thành lập công ty cổ phần thủ tục thành lập công ty cổ phần hồ sơ thành lập công ty cổ phần thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần thành lập công ty cổ phần cần những gì thành lập công ty tnhh dịch vụ thành lập công ty thành lập công ty trọn gói  

 

Thành lập công ty cổ phần

Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với Công ty Cổ phần như sau: 
 
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. 
2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. 
3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; 
b) Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.
 
 
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. 
 
5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
 
 
 

Tư vấn thành lập công ty cổ phần

Hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty cổ phần (Theo Thông tư  03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
2- Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập ( hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức ) và người đại diện theo pháp luật  ký từng trang.
3- Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu) và các giấy tờ kèm theo sau đây:
 
3.1/ Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
-  Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực .
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định (một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận đăng ký công dân; Giấy xác nhận có gốc Việt Nam; Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu.
3.2/ Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 3.1 của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
4- Nếu người nộp hồ sơ không phải là cổ đông sáng lập của công ty:
- Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo khoản 3.1) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa  phương hoặc Công chứng nhà nước.
- Thời hạn hẹn cấp Giấy CN ĐKKD là 10 ngày làm việc
Ghi chú:
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ( tham khảo danh sách ngành nghề cần có vốn pháp định ).
Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:
- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập;
- Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các cổ đông sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các cổ đông sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đối với số vốn góp bằng tài sản; phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề theo quy định  tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ (tham khảo danh sách ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề).
 
 
 
Thành lập công ty cổ phần, tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Bravolaw quý khách có thể hoàn tất mọi thủ tục thành lập công ty cổ phần với thời gian nhanh nhất, chi phí thấp nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất. Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Bravolaw sẽ giao dịch với cơ quan nhà Nước để cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho quý khách một cách nhanh nhất.
 

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Khái niệm thành lập công ty cổ phần
Theo quy định tại điều 77 Luật Doanh nghiệp(2005), công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp Luật Doanh nghiệp có quy định khác.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

2. Đặc điểm về vốn
Trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia ra thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mỗi cổ phần thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức xác định được gọi là cổ phiếu. Nói cách khác, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.Các loại cổ phần trong công ty cổ phần
 Cổ phần phổ thông : là cổ phần phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết dành cho cổ đông phổ thông khi tham dự họp, biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông.
Khi sở hữu cổ phần phổ thông, cổ đông phổ thông có các quyền sau:
+ Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền
+ Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại Hội cổ đông.Cổ đông có các nghĩa vụ là thanh toán đủ số cổ phần cam kết , không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, chấp hành quy định của Đại hội cổ đông, thực hiện nghĩa vụ của Luật Doanh nghiệp.
 Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định
Cổ phần ưu đãi cổ tức : Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.Tuy nhiên cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị và Ban kiểm soát