Tôi hiện đang công tác tại cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sach Nhà nước, hiện nay tôi đang là Chuyên viên của Phòng Tổ chức Cán bộ và đảm nhiệm công týac Pháp chế của cơ quan.

Cơ quan tôi hiện nay đã có mấy trường hợp đã sinh con thứ 3, thủ trưởng đơn vị thì đang rất lo sợ nếu cơ quan không có biện pháp tuyên truyền hoặc có chế tài xử phạt hoặc kỷ luật Viên chức thì tình trạng viên chức nữ sẽ sinh con thứ 3 rất nhiều, thủ trưởng đơn vị đang yêu cầu tôi phải ban hành một quy định để quy định cho viên chức không được sinh con thứ 3.

Bản thân tôi đang rất lúng túng vì tôi không có các văn bản quy định của nhà nước quy định về việc viên chức sinh con thứ 3 nên tôi không thể làm được việc mà thủ trưởng yêu cầu, Tôi muốn nhờ Luật sư hỗ trợ để tôi hoàn thành nhiệm vụ.

 

Trả lời:

Chào bạn.


Trước hết, về xử phạt hành chính, việc sinh con thứ ba, không nằm trong các hành vi vi phạm hành chính (như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin dân số trái quy định của pháp luật; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai trái với quy định của pháp luật; cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; lựa chọn giới tính thai nhi; vi phạm quyền trẻ em, vi phạm quy định trong hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em …), do đó, không bị xử phạt hành chính.


Nhưng đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.


(Nghị định số: 114/2006/NĐ-CP ngày 3.10.2006 của Chính phủ)


Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ, đó là mỗi gia đình có từ 1 - 2 con và cuộc vận động về KHHGĐ đã đạt được những kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau khi triển khai Pháp lệnh dân số, đã có nhiều người lầm tưởng Pháp lệnh quy định về quyền được quyết định sinh con (quyết định số con) cho nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã gia tăng hơn trước.


Chính vì lý do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa lại Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 (Pháp lệnh số15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008) và quy định cụ thể về mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con.


Đồng thời với các quy định của Pháp lệnh dân số thì Đảng có các quy định xử lý đối với các trường hợp vi phạm chính sách DS - KHHGĐ, trong đó có quy định về xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Về Đảng đã có Quy định số94/QĐ-TW, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, do đó nếu vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ những trường hợp pháp luật quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.


Tuy nhiên, Điều 11 của Quy định số 94 cũng chỉ rõ là những trường hợp đảng viên vi phạm đã bị xử lý kỷ luật trước đây thì nay không căn cứ vào quy định này để xem xét lại. Như vậy, những trường hợp sinh con thứ 3 trước ngày 15/10/2007 sẽ không bị truy cứu.


Thêm vào đó, tại Hướng dẫn số 11 của Ủy ban kiểm tra Trung ương (BCH TW Đảng), ngày 24/3/2008, hướng dẫn thực hiện Quy định số 94, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó cũng có quy định của Đảng về DS-KHHGĐ, cụ thể có quy định các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên đó là kỷ luật cảnh cáo đối với đảng viên; cách chức đối với đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc chức danh quản lý của cấp ủy vi phạm lần đầu nếu sinh con thứ 3 trở lên.


Tuy nhiên, những đảng viên vi phạm chính sách DS - KHHGĐ cũng có quy định rất rõ những trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 trở lên đã khai báo với cấp ủy của mình nhưng cấp ủy không xử lý mà chỉ phê bình, giáo dục đảng viên đó không được tái phạm chính sách DS-KHHGĐ thì nay cũng không đặt vấn đề xử lý (đây là những đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 trước ngày 22/3/2005 mà liên quan tới Nghị quyết số 47 của Trung ương Đảng về DS-KHHGĐ thì những trường hợp sinh con thứ 3 cũng không bị xử lý nữa).


Như vậy, chúng ta dựa vào 2 văn bản đó là Quy định số 94 và Hướng dẫn số 11 của UB KTTW thì những trường hợp sinh con thứ 3 trước ngày 22/3/2005 theo Nghị quyết 47 thì sẽ không đặt vấn đề xử lý nếu đảng viên đó đã khai báo với cấp ủy quản lý mình.


Còn đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐ thì trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2006/QĐ-TTG ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì xử lý nghiêm những cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐ là không đề cử, đề bạt và xem xét đưa ra khỏi các chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách này.


Tuy nhiên, vì quyết định được ban hành năm 2006 cho nên trước thời hạn quyết định 09 có hiệu lực thì những trường hợp vi phạm trước đó sẽ không bị truy cứu nữa. Còn đối với những trường hợp không khai báo, nay bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành.


Bạn có thể tham khảo các văn bản nói trên để triển khai việc vận động Cán bộ, công chức thực hiện tốt chính sách DS – KHHGĐ.


Một số ý trao đổi cùng bạn.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 

Liên hệ luật sư

 

Hỏi:

1/ Tôi khiếu nại “hành vi hành chính” gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp liên quan đến chuyển ngạch công chức.
Không đồng ý với giải quyết lần đầu của Giám đốc sở, đã khiếu nại tiếp lần 2 đến chủ tịch UBND tỉnh theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 23 Luật khiếu nại tố cáo; hết thời hạn quy định tại Điều 46 Luật KNTC nhưng không được giải quyết ( lần 2 ).
Muốn khởi kiện vụ án hành chính, vậy đối tượng khiếu kiện là ai ?   
a- Khiếu kiện người có trách nhiệm giải quyết lần 2? Khiếu kiện nội dung như thế nào ?
b- Khiếu kiện người có hành vi hành chính ban đầu? Khiếu kiện nội dung như thế nào ?
2/ Luật khiếu nại tố cáo quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính trong cả 2 trường hợp : không được giải quyết khiếu nại hoặc không đồng ý với giải quyết khiếu nại lần 2 .
Nhưng tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ quy định 22 loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án – và không có loại việc nào như trường hợp câu hỏi 1 ở trên.
Vậy tôi phải làm sao ?
Trả lời:
Giám đốc Sở đã giải quyết khiếu nại của bạn lần đầu và bạn không đồng ý  và khiếu nại tiếp . 
Như vậy đối tượng khiếu nại của bạn là Quyết định giải quyết khiếu nại của giám đốc Sở .

 

 

Hỏi:

Bố tôi là thương binh 3/4, đã mất tháng 2/2007, ông tôi được hưởng tiền tuất. nay ông tôi mất thì có được mai táng phí ko?

Trả lơời:

Tiền mai táng phí được cấp trong trường hợp ba bạn là thương binh chết và thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng hoặc trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mà chết. Vì vậy trường hợp Ông bạn là người được hưởng tiền tuất nhưng khi mất thì không phải đối tượng được nhận tiền mai táng phí (khoản 3 Điều 6, khoản 1 Điều 15 Nghị định 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng ngày 26/5/2006 của Chính Phủ

 

 

 

 

Hỏi:

Hiện nay, gia đình muốn cho em đi du học ở Mỹ.Tất cả các giấy tờ, tài chính đều có đủ.Song mẹ em hiện đang ở tù kinh tế.
Vậy em có thể làm hộ chiếu hay visa được Không??
Trả lời:
iệc xin cấp hộ chiếu để đi du học không liên quan gì đến cha mẹ của bạn, do đó mẹ của bạn đang phải chấp hành hình phạt tù sẽ không bị ảnh hưởng đến việc xin cấp hộ chiếu của bạn. 
Bạn có thể liên hệ với Phòng Xuất Nhập cảnh Tỉnh, Thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú để được cấp hộ chiếu.
Việc xin cấp visa đi du học Mỹ, ngoài việc chứng minh về tài chính, còn một số điều kiện khác nhưng không liên quan gì đến việc mẹ bị tù. 
Viên chức lãnh sự sẽ chấp nhận hoặc từ chối sau khi phỏng vấn. Nên bạn cứ mạnh dạn nộp đơn xin cấp visa

 

 
 

 

 

 Em đã tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc tại một công ty nước ngoài. có trụ sở chính tại Tp HCM. Gia đình em còn 4 người. Em, mẹ và 2 đứa em gái đang đi học.
Mẹ em nay năm đã già và không đủ sức làm việc nặng, còn 2 đứa em 1 đứa học cao đẳng năm 1 và 1 đứa học lớp 10. Cả 2 đứa đều đang đi học nên không có nguồn thu nhập để trang trãi cho gia đình. Mẹ em tuổi thật thì đã ngoài 50 nhưng tuổi khai sinh thì chỉ mới sinh năm 1967. Gia đình gần như phụ thuộc vào tiền lương hằng tháng của em. Tuy nhiên vừa rồi e có lệnh nhập ngũ và đã trúng tuyển. Anh có thể tư vấn cho em với hoàn cảnh của em thì e có được miễn giảm nghĩa vụ không ạ?
 
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn được tư vấn như sau:
Theo khoản 2 điều 3 nghị định số 38/2007 NĐ-CP của chính phủ về tạm hoãn việc nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ quy định :
“ Điều 3. Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ
Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:
2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động ”.
Vậy theo quy định nêu ở trên thì với hoàn cảnh của bạn thì bạn chỉ được tạm hoãn nhập ngũ chứ không được miễn nhập ngũ. Bạn chứng minh được bản thân bạn là lao động duy nhất trong gia đình để được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.
 
Cơ sở pháp lí: Luật nghĩa vụ quân sự, Nghị định số 38/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/03/2007 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 38/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ:
“2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;”
Trong trường hợp của bạn nêu trên, bạn chứng minh được mẹ của bạn không còn sức lao động (có thể chứng minh bằng giấy khám sức khoẻ từ cơ sở y tế) và bạn là thu nhập chính của gia đình để chăm sóc các em bạn thì bạn có thể được xem xét việc tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Tôi có mua 1 chiếc xe của người quen biết gần giới thiệu ( học cùng cấp 2). Tôi giao tiền và nhận xe cùng giấy tờ sau khi xem xe, không có giấy mua bán nào khác, và cũng không có liên hệ lại với người bán nữa.
Vậy chiếc xe đấy tôi có bán cho người khác , do quá trình sử dụng vi phạm bị thu xe. Vậy trách nhiệm của tôi như thế nào trong trường hợp này?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi
 
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật hình sự năm 1999.
Theo quy định của BLDS 2005, trường hợp của bạn là một giao dịch dân sự mà cụ thể là mua bán tài sản, giao dịch này có thể được thiết lập bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi nên giao dịch này về mặt pháp lý là hoàn toàn hợp pháp. Theo quy định tại điều 324 BLDS 2005: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác”. Trong trường hợp này của bạn, quyền sở hữu đối với chiếc xe này đã được chuyển giao từ bạn sang người khác nên trách nhiệm pháp lý phát sinh sẽ do người kia gánh chịu.
Nếu chiếc xe có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì bạn không phải lo lắng về việc mình bị liên đới chịu trách nhiệm. Nhưng nếu trong tình huống chiếc xe có dấu hiệu có được từ hành vi vi phạm pháp luật thì bạn có thể bị cơ quan công an triệu tập để điều tra, bạn phải trình bày rõ những gì mình biết về chiếc xe bao gồm cả những giấy tờ liên quan đến nguồn gốc của chiếc xe để chứng tỏ bạn không thực hiện hành vi quy định tại Điều 250 BLHS 1999 về tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

Hỏi:

Trong tháng 05/2010 doanh nghiệp chúng tôi có mua một chiếc xe ô tô trị giá 600 triệu đồng.
Tất cả hoá đơn chứng từ, cà vẹt xe đều đứng tên doanh nghiệp nhưng khi chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán thì lại chuyển từ tài khoản cá nhân của chủ doanh nghiệp, vậy cho tôi hỏi chiếc xe đó có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không? Hoá đơn đó có được khấu trừ thuế cũng như chiếc xe đó được tính khấu hao cho doanh nghiệp không?

Trả lời:

DN có đầy đủ chứng từ liên quan nên chiếc xe vẫn thuộc sở hữu của DN, tuy nhiên việc thanh toán không đúng như yêu cầu của pháp luật nên không được khấu trừ thuế GTGT.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

 

Hỏi:

Kính gửi các luật sư Dân luật, tôi có sự việc mong được Dân luật hướng dẫn để giải quyết, cụ thể như sau: Tôi có con với người đã có gia đình vì vậy cháu được khai sinh với thông tin về "Người cha" và "Họ" theo chồng của cô ấy. Sau đó, cô ấy và chồng li dị, cháu bé sống với mẹ. Đến nay, chúng tôi quyết định sẽ sống với nhau; đồng thời, tôi muốn làm thủ tục nhận con và làm lại giấy khai sinh cho con: phần khai về người cha là tôi, họ của cháu là họ của tôi. Vì vậy, rất mong các luật sư giúp đỡ, hướng dẫn về trình tự, thủ tục để thực hiện; ngoài ra, mong các luật sư tư vấn về những sự cố rủi ro về pháp lí, về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân, gia đình có thể xảy ra đối với chúng tôi. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn. Xin chân thành.

Trả lời:

Trường hợp của em thực sự không đơn giản, cần tốn nhiều công sức, cũng như ý kiến từ phía người chồng cũ!
Trình tự thủ tục như sau:
1. Anh và con anh đi xét nghiệm ADN tại các bệnh việc có thẩm quyền
2. Sau khi có kết quả xét nghiệm nếu đúng là con của em, thì em hoặc và mẹ bé làm đơn yêu cầu giám đốc thẩm/hoặc tái thẩm bản án ly hôn.
Sau đó Tòa án xét xử sẽ công nhận cho ly hôn đồng thời công nhận e là cha của bé dưa trên kết quả giám định ADN
3. Từ kết quả trên e liên hệ phòng tư pháp thuộc UBND huyện  nơi bé đã từng đăng ký khai sinh (đăng ký khai sinh ở cấp xã, nhưng cải chính thuộc cấp huyện) để cải chỉnh lại giấy khai sinh đúng theo quyết định trong bản án.
4 Rủi ro: đó là người chồng cũ không hợp tác khi có giấy triệu tập của Tòa án thì thời gian có thể kéo dài!

 

Thời gian Để thực hiện công việc trên nếu tất cả thuận lợi nhanh nhất cũng mất 12 tháng
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

 

Hỏi:

Chào luật sư. Tôi xin hỏi luật sư vấn đề sau đây:
Gia đình tôi có 6 anh chị em, bố mẹ tôi mất năm 2006, 2007 không để lại di chúc. một người cháu đang soongd trên mảnh đất ấy không chiệu thỏa thuận chia tài sản. Vậy chúng tôi đang làm đơn khởi kiện ra tòa để yêu cầu chia tài sản thừa kế.
Vậy hỏi luật sư chúng tôi làm đơn kiện người cháu kia hay làm đơn yêu cầu chia tài sản? tiền tạm ứng án phí được tính như thế nào?

Trả lời:

Về tiền Tạm ứng án phí xin được tư vấn như sau
Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp     Mức án phí
4 triệu đồng trở xuống     200 ngàn đồng
Trên 4 triệu – 400 triệu đồng     5% giá trị tài sản có tranh chấp
Trên 400 triệu - 800 triệu đồng     20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
Trên 800 triệu – 2 tỷ đồng     36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng
Trên 2 tỷ - 4 tỷ đồng     72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng
Trên 4 tỷ đồng     112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4 tỷ đồng.

Tiền tạm ứng án phí bằng 50% tiền án phí.

Hỏi: Chào luật sư!
Tôi có một vấn đề mong được luật sư giải đáp.
Tôi có một người anh trai hiện đang là công an, tôi biết nếu anh trai tôi kết hôn sẽ phải xét lí lịch bên vợ. Nhưng hiện lí lịch người yêu của anh trai tôi có một vấn đề đó là bố và ông nội của chị ấy là người Việt dân tộc Hoa còn trong chứng minh thư của chị ấy thì vẫn là dân tộc Kinh. Như vậy nếu 2 người kết hôn thì có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp trong ngành của anh trai tôi không?
Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Trường hợp này không bị ảnh hưởng gì đâu bạn nhe! Mọi công dân đủ năng lực hành vi dân sự thì không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc ...đều bình đẳng trước pháp luật.

Cho cháu hỏi tình hình biển đông đang căng thẳng như vậy thì năm nay có được đặc xá vào dịp lễ 2.9.2014 không?
Trả lời: Bạn thân mếm,
việc đặc xá của Chủ tịch nước không căn cứ vào tình hình đối nội đối ngoại mà căn cứ vào phạm nhân có đủ điều kiện để được đặc xá hay không. nên ngày 2/9/2014 có thể có quyết định đặc xá hoặc cũng có thể không.

 

Tham khảo thêm về đặc xá, tiêu chuẩn xét đặc xá và điều kiện

Từ ngày 1/8, các tổ thẩm định liên ngành sẽ xuống trại giam để kiểm tra hồ sơ các trường hợp được đề nghị đặc xá. Hơn 20 ngày sau, danh sách này sẽ được trình Chủ tịch nước quyết định.

Ngày 29/7, Hội đồng Tư vấn đặc xá đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2014 2015. Theo đó, các phạm nhân đang chấp hành án tù tại trại giam của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được xét đặc xá dịp 2/9 năm nay phải hội đủ điều kiện: xếp loại cải tạo từ khá trở lên; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 1/3 thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; ít nhất là 14 năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn... Ngoài ra, phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.

Người lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù; là thương binh, bệnh binh; khi phạm tội là người chưa thành niên; người từ 70 tuổi trở lên; là người đang bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng... sẽ được xét đặc xá nếu chấp hành tốt nội quy trại giam; chấp hành xong hình phạt bổ sung và đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 1/4 thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn; ít nhất là 12 năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Các trường hợp không được đề nghị xét đặc xá nếu trước đó đã được đặc xá; có từ hai tiền án trở lên; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia; bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác …

Từ ngày 1/8, các tổ thẩm định liên ngành sẽ trực tiếp xuống các đơn vị để kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị xét đặc xá. Dự kiến ngày 22/8, danh sách đặc xá sẽ được trình Chủ tịch nước quyết định.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu  Bộ Công an, VKS, TAND triển khai việc xét duyệt đặc xá từ cấp cơ sở phải bảo đảm đúng quy định, khách quan, vô tư; nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tiêu cực trong đợt đặc xá. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

tư vấn thêm về đặc xá vui lòng liên hệ tổng đài luật sư: 1900 6279