em có mua bán đất nhưng không thành sau đó hai bên thống nhất trả lại tiền cho em (bên mua) theo lãi suất 12%/năm, nếu tới hạn mà không chịu trả thì phải chịu lãi suất 150% của lãi suất 12% tức là 18% thì lãi suất 18%/năm của em có cao so với quy định tại điều 476 không ạ, khi ra toà, thì toà sẽ xử như thế nào ạ.

Trả lời: điều 476 : "Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng".
Bạn không nói rõ thời điểm phát sinh mâu thuẫn dẫn tới không thực hiện được hợp đồng nhận chuyển nhượng QSDĐ là lúc nào nên tôi giả sử thời điểm này là tháng 12/2010. Thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước qui định lãi suất cho vay không được vượt quá 18%/năm, vì vậy thỏa thuận trả lãi 12%/năm là không trái với điều 476. Tương tự, Ngân hàng nhà nước qui định lãi suất quá hạn = 150% lãi suất thỏa thuận trên hợp đồng vay => nếu bên kia tới hạn không thanh toán cho bạn ( quá hạn ) thì họ phải thanh toán theo tỷ lệ lãi 18%/năm cũng không trái điều 476.

Theo tôi biết, có một số Công ty kinh doanh Địa ốc làm ăn không đàng hoàng. Đầu tiên họ rao bán nền và hứa hẹn sẽ nhanh chóng giao cho người mua GCNQSDĐ. Thế nhưng sau khi nhận xong tiền của khách, họ cố tình trì hoãn kéo dài nhiều năm, màn cuối sẽ là xin hủy hợp đồng và chấp nhận trả lãi như bạn nêu trên. Tính kỹ lại thì tuy phải trả lãi như vậy nhưng phía Công ty vẫn lãi to. Tóm lại là họ chỉ muốn huy động tiền của bạn để làm vốn và chỉ trả lãi cho bạn nhỉnh hơn bạn gởi tiết kiệm Ngân hàng một ít thôi, nhưng nếu huy động vốn thì rất khó có người cho vay nên họ phải "treo đầu dê bán thịt chó" như tôi vừa trình bày. Gặp phải trường hợp này, có ra Tòa bạn cũng khó mà thắng họ, bởi đã có chủ ý, nên trong hợp đồng với bạn, họ đã qui định nhiều điều có lợi cho họ mà một người dân bình thường ít ai hiểu được ! Tòa sẽ dễ dàng phát hiện những tình tiết dẫn tới Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ bị vô hiệu, của ai trả về nấy, Công ty có lỗi thì bồi thường cho bạn một số tiền nào đó là xong !

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư