Câu hỏi:Một lần đi nhậu anh trai của em và một người đã sinh chuyện cái nhau. Người đó hù dọa đòi đánh anh trai của em,

còn hắt ly rượu vào mặt anh của em. Về nhà a trai e có nói lại chuyện này với em trai của em. Em trai của em đã dãn theo 2 người bạn của nó tới đánh người này với mục đích cảnh cáo vì đã làm nhực anh trước đám đông. Khi tới nơi thì người này đang say xỉn trong phòng, tiện có máy khúc cây bên ngoài, mấy đứa nó đã lấy để đánh người này. Khi thấy người này bất tỉnh mấy đứa đã bỏ về. Người này được đưa đi cấp cứa tại bệnh viện nhưng đã chết do bị chấn thương sọ não. Em của em và mấy đứa bạn nó cũng đã đi đầu thú. Vậy theo luật sư thì anh trai, em trai của em cùng mấy người bạn của nó bị tội gì và mức án là như thế nào. có tình

 

tiết giảm nhẹ nào không. em xin chân thành cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

 

Chào bạn!

 

Việc em trai bạn đã đánh chết người, tùy thuộc rất nhiều yếu tố và kết luận của cơ quan công an mới có thể khẳng định em trai của bạn phạm tội gì.

 

Nếu động cơ ban đầu của em trai bạn chỉ đến đánh mới mục đích cảnh cáo, chứ hoàn toàn không có ý định giết người, em trai của bạn có thể phạm vào tội “ cố ý gấy thương tích” theo Điều 104 Bộ luật hình sự

 

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

 

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

 

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

 

e) Có tổ chức;

 

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

 

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

 

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

 

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

 

Ngoài ra gia đình bạn còn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân, mức bồi thường theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự

 

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

 

 

 

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

 

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

 

 

 

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

 

 

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

 

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

 

Đây chỉ là sự tư vấn có tích chất tham khảo, vì phải đợi đến có kết quả điều tra của cơ quan công an mới có thể biết được tội danh của em bạn.

 

Về tình tiết giảm nhẹ, bạn có thể tham khảo tại Điều 46 Bộ luật hình sự

 

Điều 46.  Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

 

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

 

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

 

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

 

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

 

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

 

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

 

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

 

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

 

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

 

k) Phạm tội do lạc hậu;

 

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

 

m) Người phạm tội là người già;

 

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 

o) Người phạm tội tự thú;

 

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

 

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

 

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

 

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

 

 

 

2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.