Tôi mới mở một quán nước giải khát tại nhà nhưng chưa có giấy phép kinh doanh. Vào khoảng 9h30' tối ngày 28/7/2012 trong lúc dang buôn bán thì có 2 thanh niên đuổi đánh một người thanh niên, chay ngang qua quán của tôi. 
1 trong 2 thanh niên kia chay vào quán tôi câm lấy ly nước và ném về phia ngươi thanh niên kia thì tôi có nói "chỗ buôn bán sao anh lai lây ly ném nhau vậy" thì 2 người thanh niên bỏ đi khoảng 10' sau thi 2 người thanh niên đó quay lại và 1 người cầm bóng đèn đánh vào đầu tôi, tôi có cầm cây chống đỡ. Lúc đó những người xóm và một vài người khách cũng chay tới thì 2 thanh niên kia bỏ chay.
khoảng 15' sau 2 thanh niên kia quay lại thì gạp cảnh sát cơ động bắt và giao ra công an phường xử lý.
Ngày hôm sau tôi bi công an phường mời ra và nói là tôi bi 2 người thanh niên kia kiện cầm hung khí đánh người và băt tôi nôp phạt 1tr5 đồng thời phải đền tiền xe (bi hư) cho 2 thanh niên kia 

Trả lời: theo tôi trong trường hợp này bạn có phạm tội, vì việc bạn chống trả lại hành vi của 1 người cầm bóng đèn đánh vào đầu mình không phải là phòng vệ chính đáng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự (BLHS) thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng quy định việc phòng vệ chính đáng phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Bạn phải chú ý là hành vi chống trả phải tương xứng với tính chất và mức độ xâm hại; cụ thể là phải chú ý đến cường độ của sự tấn công, vũ khí, phương tiện của người thực hiện hành vi xâm hại, hoàn cảnh cũng như địa điểm xảy ra sự việc… để có biện pháp và hành vi phòng vệ phù hợp, đúng pháp luật.
Trong trường hợp của bạn, minhg nghĩ việc bạn sử dụng gậy để chống trả lại hành vi dùng bóng đèn hành hung là không tương xứng với tính chất và mức độ xâm hại, tuy nhiên điều này còn phải phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra.

Theo khoản 2 Điều 15 BLHS đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”. Có thể bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 BLHS). Ngoài ra bạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự theo Điều 613. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.