những điều nào cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm,chiếm đoạt tài sản"

trả lời:. Đây là tội được qui định tại điều 140 - BBLHS 1999 theo đó người chiếm đoạt đc tài sản 1 cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng rồi chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản đó bằng một trong ba cách sau:
a.Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt ( ko trả lại tài sản đó công khai hoặc bí mât).
b. Bỏ trốn để không trả lại tài sản
c. Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại được tài sản đó.

---

Nói đên cấu thành một tội phạm thì nói đến 04 mặt: chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan của tội phạm. Cụ thể, đối với câu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản":
- Khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu bị xâm phạm . 
- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có NLTNHS (đủ 14 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi...) được chủ sở hữu tín nhiệm giao tài sản.
- Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp....
- Mặt khách quan: bao gồm các yếu tố sau:
+ Hành vi khách quan (hành vi phạm tội): Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó; sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; sau khi nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Như vậy, hành vi khách quan của tội này có thể có hành vi gian dối, có thể không (nếu có hành vi gian dối luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản).
+ Đối tượng tác động: Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ 1 triệu đồng trở lên, nếu dưới 1 triệu đồng phải thoả mãn một trong ba điều kiện:
1. Gây hậu quả nghiêm trọng. 
2. Ðã bị xử lý hành chính về một trong những hành vi chiếm đoạt. 
3. Ðã bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xoá án tích.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.