Tư vấn luật hình sự \| Luật sư tư vấn hình sự giỏi
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bộ luật hình sự
- Được đăng: 25 Tháng 9 2012
Vợ tôi 61 tuổi bị môt thanh niên( Ông Nghĩa) đánh gây thương tích phải năm viện gần một tuần, lúc vợ tôi bị đánh là 8h30 gia đình tôi đi vắng hết đến lúc tôi về 11h thì thấy vợ tôi nằm giữa đường, máu mũi và miệng chảy ra cả vạt áo, lúc đó tôi báo công an thôn và trưởng thôn về hiện trường lập biên bản, theo như lời vợ tôi kể lại thì lúc ông Nghĩa đánh thì vợ tôi có la làng xóm và không thấy ai chạy ra cả, nhưng họ cũng biết, sau khi vợ tôi nằm viện về tôi đã lấy toàn bộ giấy tờ, bệnh án và viết đơn kiện ông Nghĩa, sau đó cơ quan công an làm việc gọi ông Nghĩa và gia đình tôi lên làm việc,nhưng ông Nghĩa đã viết tường trình , và tranh chấp lời khai Ông Nghĩa không thú nhận là có đánh vợ tôi mà chỉ nói to tiếng với vợ tôi thôi, Ông Nghĩa bảo thương tích của vợ tôi là do vợ tôi tự gây ra trong thời gian từ 8h đên 11h, Ông nghĩa đòi hỏi phải có người làm chứng lúc đánh thì Ông Nghĩa mới nhận tội mà trong trường hợp này không có ai làm chứng cả, cơ quan công an củng đòi người làm chứng nhưng gia đình tôi không có ai làm chứng thật mặc dù trong thôn xóm ai cũng biết sự thật nhưng vì sợ ông Nghĩa nên không ai làm chứng, theo tôi được biết thì trong thời gian vợ tôi nằm viện Ông Nghĩa có đi kể cho một số người về việc Ông Nghĩa đánh vợ tôi như thế nào và nguyên nhân vì sao Ông đánh ,thì những thôn tin đó có thể cơ quan công an làm việc được hay không, hiện nay gia đình tôi không biết phải chứng minh thế nào để minh oan cho mình, mong quý vị giúp đỡ
Trả lời: Xin được chia sẻ với những bức xúc của gia đình Bác.
Không biết ông Nghĩa là ai mà lại đánh một phụ nữ đã 61 Tuổi, cũng không biết ông ấy là ai mà không ai dám làm chứng để bảo vệ một người bị đánh giữa đường.
Để chứng minh ông N đánh người có nhiều cách, một cách hiệu quả nhất là nhờ giám định thương tật của cơ quan có chứng năng giám định. ( cái này cần làm ngay.)
Khi cơ quan giám định có bằng chứng cho rằng những vết thương là do bị người khác đánh chứ không phải do chính nạn nhân tự làm thì có quyền tố cáo hình sự về hành vi cố ý gây thương tích của ông N rồi.
Nhân tiện đây cũng cung cấp cho bác một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của pháp y là giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe của thương tích và chấn thương nhằm bắt kẻ phạm tội phải có trách nhiệm với hành vi của mình, và người vô tội được minh oan, bồi thường thỏa đáng.
Muốn làm được điều này, các giám định viên pháp y phải có một chuẩn mực làm căn cứ và chuẩn mực đó không những đáp ứng được tính chuyên môn mà còn đảm bảo được tính pháp lý để tất cả các đối tượng đều “tâm phục, khẩu phục”. ( trích Báo pháp luật ).
Pháp y không những phục vụ cho cơ quan tố tụng, mà còn phục vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức. Pháp y không những giám định đối với các trường hợp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe nhân phẩm con người ở ngoài xã hội, mà ngay cả trong nghiệp vụ y tế, ( website Bộ Tư Pháp).
Bác cũng có thể liên hệ với những Trung tâm giám định Pháp ý của Tỉnh để được thực hiện giám định làm chứng cứ phục vụ cho tố tụng.
Chúc Bác và gia đình bảo vệ được quyền lợi của mình.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Tội chống người thi hành công vụ, sơ ý gây thương tích và bỏ trốn - xem 323 lần
- Tội hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi và nhiều lần - xem 916 lần
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - xem 565 lần
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - xem 779 lần
- Tội Cố ý gây thương tích - xem 297 lần
- Tội cho vay nặng lãi xử lý theo luật ? - xem 577 lần