Tư vấn luật hình sự \| Luật sư tư vấn hình sự giỏi
- Chi tiết
- Chuyên mục: Bộ luật hình sự
- Được đăng: 10 Tháng 8 2012
Tội chống người thi hành công vụ bị phạt bao nhiêu năm tù? Bằng lái xe ô tô bị giữ bao nhiêu tháng , có bị tước gplx không ? Sau khi ra tù có được phép hành nghề lại không?
Trả lời:
Chào bạn,
Tuỳ vào mức độ vi phạm để xác định bạn bị xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý theo pháp luật hình sự.
Theo quy định tại Điều 38 Nghị Định Số: 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Điều 38. Xử phạt người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về: các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ, xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 8, khoản 8 Điều 9, khoản 2 và điểm khoản 5 Điều 37 của Nghị định này;
c) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
d) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp sau đây: vi phạm điểm d khoản 2 Điều này còn bị tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; nếu người vi phạm là người điều khiển phương tiện thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, mô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô, các loại xe tương tự mô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 60 (sáu mươi) ngày.
Ngoài ra vi phạm tại điểm c, khoản 2 điều này còn bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.
Nếu mức độ vụ việc nghiêm trọng, việc chống người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự:
Theo Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung 2009) quy định:
Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Đặc xá 2/9 theo quy định pháp luật - xem 1996 lần
- Hỏi đáp vụ án hiếp dâm cháu gái 4 tuổi - xem 622 lần
- Hỏi về bị can phạm tội vào khung hình phạt theo điều 257 luật hình sự - xem 868 lần
- Luật sư: Tư vấn luật hình sự - xem 492 lần
- Tư vấn luật hình sự - xem 424 lần
- Đặc xá mãn hạn tù theo quy định - xem 2486 lần