Tư vấn luật hình sự | Luật sư tư vấn hình sự giỏi

Tội hiếp dâm trẻ em, tự nguyện quan hệ thì mấy năm tù

Em năm nay  20 tuổi có gia đình được một con. nhưng em có quang hệ tình dục với người nữ 14 tuổi, nhưng hoàng toàn tự nguyện cả hai bên, được ba lần nhưng không có thai gì cả rồi em không quan hệ nữa được khoản 3 tháng rồi  rồi cô áy nói có thai với em nhưng khi đi siêu âm thì không có gi hết em định vạy  thì thôi nhương khoang 1 tuân sau thì gia đình cô ấy phát hiện thì làm đơn thua em vì tội hiếp dăm vạy cho em hổi mức hình phạt của em vậy  mấy năm ruồi phải bồi thường bao nhiêu tiền em xin chân thành cảm ơn

Trả lời: chào bạn

Hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào quy định về mức bồi thường với trường hợp của bạn. 

do có sự đồng thuận trong quan hệ tình dục giữa bạn và cô bé(đã14 tuổi) nên bạn không phạm tội hiếp dâm với trường hợp này. nhưng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo khoản 1 và 2 điều 115 BLHS.

Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em

  1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Phạm tội nhiều lần;
    b) Đối với nhiều người;
    c) Có tính chất loạn luân;
    d) Làm nạn nhân có thai;
    đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

 

    Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

    Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

    Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

     

    Liên hệ luật sư

     

      Thế nào thì bị coi là cho vay nặng lãi

      1. Mong mọi người giúp em hiểu rõ về hanh vi cho vay nặng lãi và ví dụ đễ em dễ hiểu.
      2. Với loại tội phạm như thế này thì cơ quan điều tra cần chứng minh những gì?
      3. Hiện tại khung hình phạt dành cho tội này như thế nào?
      4. Các hình thức cho vay nặng lãi hiện nay?

      Trả lời

      Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
      1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
      2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
      3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.



      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      Tội môi giới mại dâm xử lý thế nào

      môi giới mại dâm bị bắt lần đầu thì sẽ bị phạt tù ra sao 

      bạn em sinh năm 91 và người đi cùng thì lớn tuổi hơn rất nhiều

      Điều 255 Bộ luật hình sự có nội dung: Điều 255. Tội môi giới mại dâm
      1. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; b) Có tổ chức; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Phạm tội nhiều lần ; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Đối với nhiều người; g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng. theo tôi thì chị gái của bạn đã phạm tội "môi giới mại dâm" theo như quy định của điều 255 bộ luật hình sự.
      Hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt để đưa tới hoạt động mại dâm thì đc coi là mô giới mại dâm, cho dù người thực hiện hành vi đó có vụ lợi hay không. Trong trường hợp của chị bạn thì có thể bị phạt tù ít nhất là từ 6 tháng đến 5 năm theo khoản 1 của điều luật này,và nếu phạm tội trong những trường hợp quy định tại các khoản khác của các điểm 2,3,4,5 thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại các khoản đó.

      Trả lời: chào bạn, 

      vấn đề bạn vừa nêu trên mang tính chất chung chung và thiếu thông tin để có thể tư vấn và làm sáng tỏ vấn đề.

      để được tư vấn về vấn đề trên mời bạn cung cấp thêm thông tin để chúng tôi tư vấn cùng bạn

      Thân,



      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

       

       

       

      Gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản bị xử thế nào

      mọi người ơi, Bị cáo phạm tội gây rối trật tự công cộng, nếu có hvi phá phách có bị xét xử thêm về tội hủy hoại tài sản hay không? Nếu xử 2 tội thì áp dụng K1 hay K2 Đ245?

      Trả lời: chào bạn

      tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ( điều 143, BLHS 2003):
      khách thể là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
      chủ thể của tội phạm là bất kì ai từ đủ 16t trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
      mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp : khoản 1, điều 9 BLHS: lối cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
      mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bởi các dấu hiệu sau :
      +) hành vi khách quan: là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác, thưởng thể hiện ở hành vi đập, phá , gây nổ, gây cháy. có thể thực hiện bằng hành động hoặc không hành động .
      +) hậu quả của tội phạm : tội phạm hoàn thành khi tài sản nói trên bị hư hỏng, bị hủy hoại trị giá từ 500.000 đồng trở lên. nếu tài sản bị hủy hoại giá trị được 500.000 đồng phải thỏa mãn một trong 3 điều kiện giống tội sử dụng trái phép tài sản.
      đối tượng tác động của điều 143 không phải là những công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. vì hành vi hủy hoại những tài sản này cấu thành điều 231 tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. 
      mình chỉ nêu những kiến thức mình biết còn lại bạn đối chiếu xem có đúng tội của mình hay không?
      bạn nên để ý lỗi cố ý trực tiếp cho mình, bạn có mong muốn hậu quả xảy ra không ? nếu bạn không mong muốn hậu quả xảy ra thì không đủ điều kiện để cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

      theo pháp luật chỉ người nào phạm một tội mà được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự
      ở đây bạn phạm 2 tội, phá phách không nằm trong tình tiết tăng nặng, định khung tăng nặng mà đó là một tội riêng,và bạn bị xử 2 tội với 2 tòa án khác nhau.



      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      Đánh trộm tự vệ dẫn đến chết người có phạm tội không

      Khi tên trộm lẻn vào nhà, rút dao xông vào gia đình tôi. Do tự vệ, trong lúc hỗn loạn tôi đã đánh chết tên trộm. Vậy tôi và gia đình có bị kết tội giết người không? 
      Vào buổi tối khi gia đình tôi đóng cửa đi lên lầu chuẩn bị tắt đèn đi ngủ, thì phát hiện có kẻ trộm đột nhập vào nhà và đang trộm đồ. Khi đó tôi la lên nên cả nhà cầm gậy chạy lên lầu để bắt trộm.

      Tên này liền rút trong người ra một con dao, do không còn đường thoát, tên trộm cầm dao xông thẳng vào gia đình chúng tôi. Do tự vệ, trong lúc hỗn loạn tôi đã đánh chết tên trộm. Khi đó tôi có suy nghĩ trong đầu là nếu tên trộm không bị giết thì cả nhà tôi sẽ bị tên trộm giết.

      Tôi cũng có đọc trên báo thấy nhiều việc tên trộm đã giết cả nhà nạn nhân khi bị gia đình nạn nhân phát hiện, tôi không còn cách nào hơn mặc dù giết người là chuyện mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Như vậy tôi và gia đình có bị kết tội giết người không?

       

      Trả lời: Trước hết xin chia sẻ với gia đình bạn về vụ việc vừa qua. Sau đây tôi xin đưa ra 1 số nhận định như sau:
      -Thứ nhất, tôi thấy khúc mắc ở đoạn tên trộm rút ra 1 con dao và xông thẳng vào gia đình bạn. Vậy tên trộm xông thẳng vào gia đình bạn làm những hành động gì? gia đình bạn có ai bị thương không?hắn ta có những lời nói, hành động gì khi bị gia đình bạn phát hiện?
      -Thứ 2, bạn nói sau khi tên trộm xông vào thì trong lúc hỗn loạn bạn đã đánh chết tên trộm? Vậy thì bạn đánh bằng vật dụng gì? Trong lúc hỗn loạn đó thì gia đình bạn và tên trộm đó có những lời nói hay hành động gì? Ngoài bạn ra còn có những ai đánh nữa?
      -Thứ 3, bạn nói bạn đánh chết tên trộm, chứng tỏ bạn phải đánh rất nhiều thì tên trộm mới chết được=>Điều đó chứng tỏ trước khi đánh chết thì bạn đã đánh cho tên trộm không còn sức phản kháng rồi sau đó tiếp tục đánh cho chết hẳn.
      -Thứ 4,bạn nói là bạn không đánh chết tên trộm thì gia đình bạn sẽ bị giết? Nhưng xin nói với bạn là trong trường hợp bạn đánh tên trộm đến nỗi không còn sức kháng cự thì pháp luật bắt buộc bạn phải nhận thức được là tên trộm không còn nguy hiểm nữa, vì vậy mà không thể nói là không đánh chết tên trộm thì hắn sẽ giết cả gia đình bạn.Hắn giết làm sao được khi đã bị bạn đánh cho không còn sức kháng cự?
      -Thứ 5, việc bạn nêu dẫn chứng là đọc báo có vụ việc tên trộm giết cả gia đình, có thể vì lo xa quá nên bạn có hành động như vậy chăng?Và bất cư hành vi nào vượt quá đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
      -Thứ 6, sau khi đánh chết tên trộm thì sau đó gia đình bạn có những hành động gì đối với tên trộm?và bạn khi đó bao nhiêu tuổi?
      Và theo nhận định của tôi thì để định tội được chính xác thì phải có đủ các dữ liệu trên. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi của bạn thì theo nhận định của cá nhân thì bạn có thể sẽ bị truy tố về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong thực tế cũng có nhiều trường hợp xảy ra như gia đình bạn, do có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46-BLHS như đó là do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng... 
      Một lời khuyên chân thành là bạn nên tìm cách bồi thương, khắc phục hậu quả, để có thể được xem xét và đặc biệt không phải đi tù, có thể bạn sẽ bị quản lý ở địa phương thôi.



      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      Quan hệ với gái mại dâm 16 tuổi

      Bạn trai em có quan hệ với gái mại dâm 16 tuổi, nhưng nhỏ đó không chịu buong tha bạn em, vì nó có tình cảm với bạn em và bắt buộc bạn em phải qua lại với nó, nếu không nó sẽ đi thưa công an nói là có quan hệ với nó, giờ nó còn táo bạo hơn là đã có con và quyết định lấy cho bằng được. Bạn em sợ bị đi tù, cho em hỏi như vậy có bị tù không?

      Trả lời: Chào bạn, vấn đề của bạn trai bạn ở đây chính là độ tuổi của cô gái bán dâmấy.
      - Theo quy định của pháp luật hình sự thì đủ 16 tuổi có nghĩa là phải đủ ngày, đủ tháng, đủ đúng năm chứ không phải là "bước qua" tuổi 16 như một số bạn đã hiểu. Ví dụ cô A sinh ngày 01/01/1990 thì cô A đủ 16 tuổi vào ngày 01/01/2006 (thời điểm được cho là đủ tuổi 16 là lúc 12 giờ 01 phút rạng sáng ngày 01/01/2006). Đối với trường hợp đủ 18 tuổi thì cũng tương tự như đủ 16 tuổi. Đối chiếu với Điều 256 Luật Hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên thì "người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm...". Như vậy, chỉ khi bạn trai bạn quan hệ với gái mại dâm (phải có hành vi mua bán, tức là sau khi "ấy" xong phải trả tiền) và bị cơ quan chức năng bắt quả tang thì mới bị khởi tố về tội danh này. Ngoài ra, sau khi quan hệ và trả tiền mà không ai phát hiện thì cũng chẳng ai làm gì được (kể cả khi cô gái bán dâm ấy tố cáo - nhưng chắc cơ quan điều tra sẽ lắc đầu!).
      - Trường hợp cô gái ấy chưa đủ 16 tuổi mà bạn trai bạn quan hệ và để hậu quả xảy ra là có thai thì sẽ "mệt mỏi". Vì theo quy định tại điều Điều 115 về Tội giao cấu với trẻ em thì :
      "1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
      a) Phạm tội nhiều lần;
      b) Đối với nhiều người;
      c) Có tính chất loạn luân;
      d) Làm nạn nhân có thai;
      đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
      Như vậy, bạn phải xem lại bạn trai của bạn rơi vô tình huống nào? Trường hợp nếu không chắc là con của bạn trai bạn (vì cô gái này là gái mại dâm) thì bạn trai bạn có thể chờ cô ấy sinh con rồi giám định AND để xác định cha con. À mà tiện thể bạn nên nhắc bạn trai bạn đi xét nghiệm máu luôn đi nha...và hãy suy nghỉ về mối quan hệ giữa bạn và anh ấy



      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      Chạy chốn công an xảy ra tai nạn thì làm thế nào

      chẳng là hôm nay em đi ra đường không đội mũ, đúng lúc vừa đổ xăng xong em phi ra thì bị 2 anh công an đuổi, thế là em chạy, công an đuổi theo. Lúc ấy có 2 thằng thanh niên cũng không đội mũ nhìn thấy công an đuổi thì bọn nó cũng ù té chạy, nhưng khổ cái bọn nó lại húc vào đít xe em. em không sao nhưng 2 thằng đấy nằm đo đường, 2 anh công an lại húc vào bọn nó. kết quả là 2 xe nằm đấy còn em chạy thoát. em nghe nói 2 thằng thanh niên kia bị nặng lắm.
      theo mọi người công an có tìm ra được em không, họ có chứng cứ buộc tội em không, và nếu bị bắt thì em phạm tội gì

      Trả lời: trường của bạn thì bạn không chịu trách nhiệm về tai nạn của 2 thanh niên. nhưng có thể phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đấy - điều 202 BLHS.

      Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

      1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
      4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
      5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      Hướng dẫn thi hành: Trích Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC:

      "4. Về các tình tiết "gây thiệt hại nghiêm trọng”, "gây hậu quả rất nghiêm trọng”, "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự
      4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
      A. Làm chết một người;
      B. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
      C. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
      D. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
      Đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
      E. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
      4.2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
      A. Làm chết hai người;
      B. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này; 
      C. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
      D. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
      Đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này; 
      E. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
      4.3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
      A. Làm chết ba người trở lên;
      B. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;
      C. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;
      D. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
      Đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
      E. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;
      G. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên."

       


      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      tội bắt cóc tống tiền

      Em có một người bạn,đang dính vào một vụ bắt cóc tống tiền,nhưng bạn ấy không chủ ý tham gia,bạn đến nhà bạn của chơi,ông chủ dãy trọ nhờ bạn ở lại trông dùm một người khongcho đi đâu hết,vì bạn không biết nên đồng ý.
      khi phát hiện ra đó là một vụ bắt cóc và tống tiền thì đã qua muộn.
      diễn đàn cho em hỏi trường hợp của bạn em sẽ phải chịu hình phạt như thế nào ạ?
      bạn em bây giờ đang mất hết niềm tin,chán nãn với mọi thứ và cuộc sống.
      mong diễn đàn giúp đỡ.

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 123 về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì:
      1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Đối với người thi hành công vụ;
      d) Phạm tội nhiều lần;
      đ) Đối với nhiều người.
      3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
      4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
      Theo quy định tại Điều 134 về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì:
      1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      đ) Đối với trẻ em;
      e) Đối với nhiều người;
      g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
      h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      i) Gây hậu quả nghiêm trọng.
      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười tám năm:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
      Tuy nhiên, bạn của bạn không cần phải lo lằng vì nếu như đúng như những gì bạn nêu thì người bạn này không hề biết được là ông chủ nhà trọ đang giam giữ người hoặc bắt cóc nhằm tống tiền mà chỉ đơn giản là tưởng trông coi hộ dùm người này (có thể ông chủ nhà trọ lấy lý do là trông dùm người thân hay lý do gì khác để bạn tin tưởng và trông giúp họ)...Còn ngược lại, nếu cơ quan điều tra chứng minh được giữa người bạn này và ông chủ nhà trọ có mối quan hệ và tham gia vụ này với vai trò đồng phạm giúp sức hay tổ chức thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội nêu trên.


      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      Bị Côn đồ hành hung thì làm thế nào

      khi tôi và bạn của tôi đang ngồi uống nước(tôi vưa mới ngồi xuống chừng 5 phút) thì có một thanh niên ở bàn khác sang câm ly bia sang nói" cho chúc ly",vì lý do chúng tôi không quen biết với lại chúng tôi cũng sắp về nên không uống và không nói gì,chỉ có một bạn gái trong nhóm tôi có nói với người đó câu."bọn em khong quen nên không uống,và cũng gần về rồi".chỉ có vậy thanh niên kia im lặng bỏ về,xong về đến bàn có nói thêm một thanh niên kia và thấy thanh niên kia quay lại bàn chúng tôi lấy 2 chai bia,một chai đưa cho người lúc nãy,còn một tay cầm chai bia,và có nói với nhóm tôi một câu"bây khinh bạn tau àh",có vậy và vung chai lên đánh lên đầu bạn tôi,còn người kia tiếp tục cầm chai bia lao tới đưa chai lên đánh tiệp bạn tôi,vì người bạn bị đánh có bị bệnh máu khó đông nên khi thấy người kia cầm chai bia dơ lên chuẩn bị đánh vào bạn, tôi có hất một ly thủy tinh trong đó có nữa ly nước vào người,có trúng người này (vì do hoảng loạn quá nên có hât mạnh trúng vào người,sau này mới biết là trúng vào mặt nhưng không biết nặng hay nhẹ,và tôi cũng không có ý,vì mục đích chỉ để ngăn cản),xong (sự việc xây ra trong vong chưa đầy 1 phút)rồi chúng tôi sợ và hoảng qus nên bỏ chạy vì bạn của những người kia cầm chai bia sang đuổi chúng tôi.nhưng vì trời tối nền chúng tôi chạy thoát được,chỉ để lại trên bàn 2 chum chìa khóa xe,khi tôp người kia không tim thấy chúng tôi,họ quay lại đập đồ trên bàn chúng tôi và lấy 2 chùm chìa khóa ,ra thư xe và lấy một chiéc xe đi (người chứng kiến sự việc rất nhiều),được một chốc sau chúng tôi gọi điện cho công an xã và cảnh sát nằm vùng tới,báo cáo và lập biên bản,được chùng 20 phút thất mấy người lúc nãy có cầm vũ khí lên đình tìm bọn em,nhưng không giám vào,vì khi đó có cả công an,cũng như người dân chứng kiến ,công an có đuổi theo nhưng không được.(có cả người lúc nãy bị tôi hất ly bia ,đi theo và cầm vũ khí,).
      khi sự việc chưa được giải quyết thì tự nhiên mấy ngày sau chung tôi bị công an gọi lên và nói với chúng tôi cố ý gây thương tích và trình bày một đơn kiện đòi chúng tôi bồi thường 48 triệu tiền điều trị là thay bốn cái răng.
      thực sự vì chúng tôi không hiểu nhiều điều về pháp luật nên cũng không biết chúng tôi có sai

      Trả lời

      Sự việc khá phức tạp, vụ việc diễn ra nhanh và không nắm được cụ thể, chỉ xin góp ý với bạn rằng dù thế nào bạn cũng nên đến cơ quan công an, trình báo đầy đủ cụ thể, khai báo thêm những người khác có liên quan chứng kiến vụ việc diễn ra cho công an thu thập thêm chứng cứ. Trong vụ việc này, phải xem nguyên nhân bên kia đòi bồi thường là gì, vì sao bên kia bị gãy răng, khi ném ly thì bạn tung ly lên hay là cầm ly giơ lên và ném thẳng,... và nhiều tình tiết để xác định vụ việc như thế nào.

       


      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.


      Điều kiện để được hưởng án treo

      Dạ luật sư vui lòng cho em hỏi trường hợp của chồng em như sau có được hưởng án treo không ạ
      Chồng em đang làm bảo trìtại công ty Ngô Han.trong một lần dọn thủy đài thì anh Tuấn Và anh Hồng có thấy mấy cuộn dây cáp nên có ý định lấy cắp và mang xuống bỏ vô thùng đồ nghề.thấy nặng chồng em mới hỏi Tuấn là sao hôm nay đồ nặng thế nhỉ.Gỡ ra thì thấy cáp.lúc đó anh hồng tới nên bảo chông em đứng canh giùm,còn anh tuấn thì leo lên cột điện để canh.Tại thời điểm đó thì anh Tịnh và anh Tâm cũng đi tới.Anh Hồng mới nhờ anh Tâm ném dây đồng lên cho anh Hồng quăng ra bờ rào còmn anh Tịnh thi đứng vin thang.Sau đó công an có mời xuống xã làm việc ví sợ anh Hồng bị tù nên 5 người thống nhất với nhau khai là cung thỏa thuận từ trứớc với nhau.giá trị dây đồng được định giá kghoảng 6 triệu đồng.Hiện tại chồng em đang bị tạm giam để điều tra.nếu khai lại đúgn như sự thật thì chồng em có được hưởng án treo không.cho đến thời điểm hiện tại thì chồng em mới phạm tội lần đấu,nhân thân tốt.mong luật sư Trả lời giup em hiện tại em đang rất lo lắng.em xin chân thành cảm ơn
      nếu em muốn bảo lãnh chồng em được tại ngoại được không ah.nhân thân em tôt,gia đình em có công với cách mạng,em là một đảng viên.hiện tai chông em bị tạm giao 5 ngày rồi ah.trong lệnh tạm giam thì viện kiểm soát ký lệnh tạm giam hai tháng để điều tra.đây là lần đầu chồng em phạm tôi.mong mọi người giúp đỡ minh.mình đang rất lo lắng

      Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
      a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
      Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
      b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
      c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
      d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
      Như vậy, người phạm hai tội (đều là tội ít nghiêm trọng) và đã bị tạm giam thì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.
      Nếu trong quá trình xét xử, chồng bạn đáp ứng các yêu cầu theo quy định trên, thì Hội đồng xét xử xem xét quyết định có cho hưởng án treo hay không, còn tuỳ theo quan điểm của HDXX (Nên mời Luật sư)
      Trường hợp bảo lãnh, thì theo quy đinh của pháp luật không quy định rõ ràng, cụ thể trường hợp nào thì được bảo lãnh tại ngoại. Do vậy, khó xác định có khả năng được tại ngoại hay không. Tuy nhiên, bạn nên làm đơn kiến nghị đề nghị cơ quan điều tra xem xét cho chồng bạn tại ngoại.


      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      lấy chồng có tiền án tiền sự

      Em năm nay 23t, em có bạn trai 25t hiện tại đang chấp hành án trong tù, em vẫn muốn đợi a ấy để tiến tới hôn nhân. Nhưng có điều em muốn tìm hiểu cho rõ ràng là nếu em và bạn trai kết hôn thì em và con chúng em sau này sẽ rất khó khăn trong một số công việc như: việc kết nạp Đảng, việc con em sẽ có lý lịch không trong sạch khi đi học và xin việc, nhất là nếu con em muốn thi vào nghành công an hoặc Luật đúng không ạ? Em nghe nói có chuyện là xóa án tích sau 3 năm gì đó nhưng em không tìm được văn bản nào nói rõ về vấn đề này, nên mong mọi người giúp em làm rõ vấn đề với ạ... 
      Còn điều này nữa ạ, đó là bạn trai em mắc tội gây rối trật tự công cộng phải đi mất 27 tháng, hiện tai tính cả thời gian tạm giam và chấp hành án a ấy đã đi được 8 tháng, vậy cho em hỏi nếu Tết năm nay có Đặc xá liệu bạn trai em có được xét đặc xá không? Trong trường hợp bạn em chấp hành nghiêm chỉnh không vi phạm nội quy trong trại...

      Trả lời

      Chào bạn, tôi xin trả lời vấn đề của bạn như sau:
      - Theo quy định tại Điều 64 Luật hình sự về Đương nhiên được xoá án tích thì những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
      1. Người được miễn hình phạt.
      2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
      a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
      b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
      c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
      d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.
      Như vậy, sau ba năm kể từ khi có quyết định chấp hành xong hình phạt tù 27 tháng (có thể sớm hơn do cải tạo tốt) thì bạn trai bạn mới được xóa án tích. Việc chấp hành xong bản án được hiểu rằng nếu trong bản án hình sự có tuyên phần án phí và các nghĩa vụ dân sự thì bạn trai bạn cũng phải thi hành xong phần này thì mới được tính theo thời hạn 3 năm.
      - Theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều 58 Luật Hình sự về Giảm mức hình phạt đã tuyên thì 
      1...Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
      3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
      Như vậy, nếu bạn trai bạn trong quá trình chấp hành án mà cải tạo tốt thì có thể giảm thời gian phạt tù. Thông thường thời gian xét đặc xá là vào những dịp lễ lớn như Quốc khánh, Tết, 30/4...

      - Còn về vấn đề tình cảm thì do bạn quyết định, theo tôi nếu 2 người thực sự yêu nhau thì sẽ thông cảm, chia sẽ cho nhau và bạn sẽ giúp anh ấy cải tạo tốt sau khi hòa nhập cộng đồng. Sau khi xóa án tích thì không ai có quyền nhắc lại quá khứ của anh bạn ấy nữa và mọi việc diễn ra như lúc anh ta chưa bị kết án.


      Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

      Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

      Trang 2/11