Tư vấn luật hình sự | Luật sư tư vấn hình sự giỏi

Gây rối trật tự khu phố

1 người gây mất trật tự trong khu phố (như chửi thề, lớn tiếng) mặc dù đã nhìu lần nhắc nhở thì người này phạm tội gì và có phat hành chánh ko

Trả lời: chào bạn, bạn tham khảo thêm NĐ số 73/2010/NĐ-CP

trích NĐ số 73/2010/NĐ-CP

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sau đây: dùng loa phóng thanh, chiêng, chống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.


phản kháng khi bị đánh và tấn công

Tôi mới mở một quán nước giải khát tại nhà nhưng chưa có giấy phép kinh doanh. Vào khoảng 9h30' tối ngày 28/7/2012 trong lúc dang buôn bán thì có 2 thanh niên đuổi đánh một người thanh niên, chay ngang qua quán của tôi. 
1 trong 2 thanh niên kia chay vào quán tôi câm lấy ly nước và ném về phia ngươi thanh niên kia thì tôi có nói "chỗ buôn bán sao anh lai lây ly ném nhau vậy" thì 2 người thanh niên bỏ đi khoảng 10' sau thi 2 người thanh niên đó quay lại và 1 người cầm bóng đèn đánh vào đầu tôi, tôi có cầm cây chống đỡ. Lúc đó những người xóm và một vài người khách cũng chay tới thì 2 thanh niên kia bỏ chay.
khoảng 15' sau 2 thanh niên kia quay lại thì gạp cảnh sát cơ động bắt và giao ra công an phường xử lý.
Ngày hôm sau tôi bi công an phường mời ra và nói là tôi bi 2 người thanh niên kia kiện cầm hung khí đánh người và băt tôi nôp phạt 1tr5 đồng thời phải đền tiền xe (bi hư) cho 2 thanh niên kia 

Trả lời: theo tôi trong trường hợp này bạn có phạm tội, vì việc bạn chống trả lại hành vi của 1 người cầm bóng đèn đánh vào đầu mình không phải là phòng vệ chính đáng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự (BLHS) thì “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự cũng quy định việc phòng vệ chính đáng phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

3. Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

4. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Bạn phải chú ý là hành vi chống trả phải tương xứng với tính chất và mức độ xâm hại; cụ thể là phải chú ý đến cường độ của sự tấn công, vũ khí, phương tiện của người thực hiện hành vi xâm hại, hoàn cảnh cũng như địa điểm xảy ra sự việc… để có biện pháp và hành vi phòng vệ phù hợp, đúng pháp luật.
Trong trường hợp của bạn, minhg nghĩ việc bạn sử dụng gậy để chống trả lại hành vi dùng bóng đèn hành hung là không tương xứng với tính chất và mức độ xâm hại, tuy nhiên điều này còn phải phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra.

Theo khoản 2 Điều 15 BLHS đã quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”. Có thể bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 BLHS). Ngoài ra bạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự theo Điều 613. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Mất điện thoại iphone nhưng biết người trộm thì có giải quyết thế nào

ngày 28/8/2012.tôi và một cô bạn nghỉ học hai tiết cuối ở trung tâm giáo dục thường xuyên ,bạn tôi mượn điện thoại iphone 3g 8gb gọi cho bạn trai.tôi đưa nguyên ba lô có điện thoại cho bạn.sau đó, bạn có kéo khóa lại nhưng không biết có bỏ vào chưa,tôi không biết vì lo chạy xe ,ba lô vẫn ở phía sau chỗ bạn tôi ngồi.khi ăn xong,bạn trai bạn trả tiền nên tôi cũng không lấy tiền và không đụng vào ba lô,không lấy ra xem giờ gì hết.tới quán bánh abc,tôi ghé mua bánh và bạn tôi về trước.khi vào tiệm tôi lục ba lô phát hiện mất điên thoại, tôi đuổi theo nhưng không kịp.tôi gọi vào thì bạn khóa máy.số điên thoại của tôi thì không liên lạc được.sáng ngày 29/8/2012, tôi xuống trường ,tôi sợ cô hiệu trưởng không giải quyết vì chuyện xảy ra ngoài trường,tôi mù tịt về nơi ở,điện thoại thì không liên lạc được, sợ ba biết được,sẽ đánh tôi nên tôi nói dối là bạn có mượn tôi 500 ngàn để xin cô địa chỉ và số điên thoại bàn.tôi sai vì đã nói dối,khi viết tường trình tôi cũng nói ra sự thật về lí do tai sao nói dối như vậy cho công an. trước đó bạn có mở máy lúc 13 giờ trưa,có thỏa thuận gặp mẹ và bạn đó,nhưng thì gia đình tôi vào nhà thì chỉ gặp người dì không biết gì và không gặp bạn.cuộc nói chuyện không có kết quả.bây giờ bạn đó lên trường lúc 17 giờ 30,đòi tôi xin lỗi trước mọi người và khai báo là đã trả lại điện thoại vào ba lô cho tôi lúc ngày 28/8/2012.tôi còn trẻ chưa suy nghĩ thấu đáo,mong mọi người tư vấn để làm rõ,công an cho chúng tôi ba ngày suy nghĩ.

Trả lời

Chào bạn!
Theo diễn biến vụ việc mà bạn đã kể thì có thể cô bạn đi chung với bạn đã lấy chiếc điện thoại đó. Tuy nhiên vấn đề ở đây là bạn không thể nào chứng minh được là cô ấy có lấy hay không, về nguyên tắc khi muốn tố cáo một người trộm tài sản của mình thì phải bắt quả tang hoặc có tang vật phạm tội (trong trường hợp của bạn là chiếc điện thoại). Nhưng có thể bạn của bạn đã bán nó rồi. Vấn đề bây giờ là bạn cứ trình bày trung thực diễn biến vụ việc với cơ quan công an để họ nằm bắt tình hình và quan trọng hơn hết là phải giữ bình tĩnh và đừng vội vàng quy kết cho bạn của bạn đã lấy điện thoại. Mọi việc cứ để công an giải quyết! Tuy nhiên, theo tôi thì vụ việc này công an sẽ không tiến hành khởi tố vụ án đâu vì chứng cứ buộc tội rất yếu, nếu người bạn của bạn cứ chối tội và không thừa nhận lấy chiếc điện thoại thì cũng không thể làm gì được, trừ trường hợp bạn truy được nguồn gốc của chiếc điện thoại và biết được ai đã bán chiếc điện thoại này thì mới có thể xác định có liên quan đến bạn của bạn hay không.

 


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.


tội xúc phạm danh dự người khác

Hiện tại bên mình đang có một khách hàng là công ty đang bị nợ trễ hạn, bên mình đã mấy lần mời người đại diện lên làm việc nhưng đại diện công ty tỏ thái độ chây ỳ trong trả nợ. Do mình biết đại diện công ty này ngoài làm tại công ty riêng còn có đang công tác trong một cơ quan nhà nước (cụ thể là làm quân y) nên mình dự định sẽ gửi thư thông báo đến cơ quan này để thông báo tình hình về người này và đề nghị được cơ quan hỗ trợ trong việc yêu cầu người này thực hiện các nghĩa vụ với bên mình.
Nhờ mọi người tư vấn giúp mình là việc làm trên của mình có được khép vào tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác hay không.

Trả lời

hành vi gửi thư thông báo như vậy không coi là tội phạm, nếu trong giao dịch giữa hai bên không có thỏa thuận bí mật thì bạn cứ gửi thông báo.dĩ nhiên là các thông tin bạn cung cấp phải đúng sự thật và có căn cứ.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Hiếp dâm không thành, hiếp dâm có ý đồ và thế nào là hiếp dâm

- Em thấy có những trường hợp hiếp dâm chưa đạt ( chưa thực hiện hành vi giao cấu) cũng bị định tội hiếp dâm , bảo là có ý đồ. Vậy xin hỏi ở mức độ nào gọi là có ý đồ. Chẳng lẽ một ng đàn ông ôm ngừoi bạn gái và hôn, hôn xong anh ấy đè xuống ng bạn gái ko nói j , đến lúc anh ta định cởi đồ thì ng con gái ko cho, a ta dừng lại. Chẳng lẽ cũng phạm tội hiếp dâm chưa đạt ? Ko thực hiện đc vì bị chống cự? lẽ nào như vậy gọi là hiếp dâm? Nhưng rõ ràng là a ta có ý định giao cấu mà ng con gái chưa chịu.
- Bằng chứng nào để kết tội hiếp dâm chưa đạt ( không có dấu vết tinh trùg trong âm đạo), nếu ko co vết trầy xướt, vậy kết tội hiếp dâm không đạt dựa vào điều gì ?
- Xin giải thích rõ hơn về những bằng chứng kết tôi một thanh niên dân tộc thiểu số sờ ngực bên ngoài một bé gái 13t, phạm tội hiếp dâm. ý e hỏi là bằng chứng. Nếu thanh niên đó kiên quyết chối tội thì sao ?

 

Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu, thì học thuật hình sự, các tội danh về cấu thành vật chất và cấu thành hình thưc đều có giai đoạn phạm tội chưa đac, chứ không phải riêng chỉ tội danh hiếp dâm, mời có giai đoạn phạm tội chưa đạc. Để kết tội một người trong giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội nào đó, phải có chứng cứ chứng minh hành vi, thủ đoạn, như phương tiện phạm tôi, các dấu vết trên cơ thể, hiện trường, nhân chứng…..kết hợp các chúng cứ khớp với lời khai, kết quả giám định…. Mới kết tội một người có thực hiện hành vi tội phạm hay không, nếu phạm, thì ở giai đoạn nào. Do vậy, trường hợp như bạn nêu, nếu có hành vi trên, nhưng hiện trường không chứng minh được gì , cũng không có cơ sở kết luận có hành vi phạm tội xảy ra. Ví du: Nghe tiềng kêu, mọi người chay tới, chỉ phát hiện hôn hít bình thường, ngồi yên …. Không có dấu hiệu như là áo bị cở ra, người nam đang ở trạng thái đè người nữ ra, quần áo người nữ bị rách, trên thân thể người nam có các vết cào do người nữ để lai… hoặc các chứng cứ này không phù hợp với lời khai, không có quan hệ biện chứng lẫn nhau. Khi đó, cũng không thể kết luận có hành vi hiếp dâm xảy ra. Mặc dù trên thực tế là có thật. Chỉ cần ngoài ý muốn của nạn nhân là “ Ăn tiền”. Hiếp dâm được coi như hoàn thành khi duơng vật của người nam đưa được vào âm đạo người nữ, mà không cần phải kết thúc về mặt sinh lý ( Đương nhiên phải có chứng cứ chứng minh điều này; không có thì cũng đành " Ngầm bồ hòn, làm ngọt vậy.".
- Khi kết tội hiếp dâm, ngoai các yêu tố xem xét hành vi khách quan của người phạm tôi, chúng ta còn xet xét yếu tố chủ quan, để chứng minh coi người phạm tội có muốn giao cấu với nạn nhận hay không. Hày là chỉ sơ mó. Đồi với hành vi sờ mò không thôi, thì không phạm tội hiếp dâm. Hành vi như bạn nêu sơ mó trẻ em 13 tuổi là tôi “Dâm ô” vì không có ý đồ giao cấu mà chỉ có ý sờ mó, di vòng ngoài cho nó “ Khí thế”. Kết luân, dù tội hiếp dâm hay tội danh nào đi chăng nữa, thì muốn kết tội phải có chứng cứ. Bất chấp người phạm tôi có thừa nhận hay không thừa nhận. Nếu chứng cứ đầy đủ chứng minh cho một hành vi phạm tội nào đó đã xảy ra do người có năng lực hành vi pháp luật hình sư thực hiện, thì TA. Có quyền kết tội họ theo quy định của pháp luật. Nếu chứng cứ không đầy đủ ( Mặc dù chính họ là người thực hiện hành vi phạm tội), thì TA. Vẫn phải tuyên họ không phạm tội.

 


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

 

 

Giết người rồi hiếp dâm bị xử lý thế nào

Chị H đang đi bộ trên cầu, nhìn thấy T say rượu từ phía trước đi tới chị sợ nên đã đứng sát vào một bên để nhường đường. T thấy chị H nhìn mình nên chửi "mày nhìn cái gì, ai cho mày nhìn ông?" rồi lao đến đẩy chị H ngã xuống kênh. Chị H ở dưới kênh chửi với lên nên T cũng nhảy xuống đuổi đánh chị H, T to khoẻ hơn nên đã dìm chị H ở dưới nước cho đến khi không còn thấy chị H còn phản ứng gì mới thôi. Thấy chị H bất tỉnh, T kéo vào bờ rồi thực hiện hành vi giao cấu với chị H mà không biết là H đã chết. Xong việc T bỏ về nhà để chị H nằm đó. Theo kết luận điều tra thì chị H chết do bị sặc nước, trên cơ thể có tinh trùng còn sót lại - tinh trùng này được xác định là của T.

T phạm những tội gì? Tổng hợp hình phạt như thế nào?

Trả lời: chào bạn 

Ở đây sẽ hiểu là A bị T trấn nước đến chết, tình tiết T thấy H không còn cử động gì nữa cho thấy T hoàn toàn cố ý tướt đoạt mạng sống H, vậy tội giết người là rõ.

như vậy hành vi của T sau đó chính xác là giao cấu với xác chết chứ không phải giao cấu trái ý muốn người còn sống, trong toàn bộ các điều luật của BLHS chỉ có tội danh tại điều 246-Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là phù hợp và hiển nhiên mọi tình tiết về lý thuyết chỉ có thể cấu thành tội này ( giao cấu với xác chết là hành vi xâm phạm thi thể ).
Tuy nhiên ở đây có 1 sự so sánh, 1 dạng hành vi gần gần như trên là " hiếp dâm, tuy niên hiếp dâm được đặt ra khi có hành vi giao cấu trái ý muốn với người còn sống, vì đó là tội xâm phạm khách thể danh dự nhân phẩm thì chỉ có ở người còn sống. Vấn đề là theo mình biết được thì thực tế tòa án chấp nhận làm sai luật quy kết hành vi hành vi giao cấu với xác chết vào tội hiếp dâm, ban đầu nghe có vẻ vô lý quá phải không? Nhưng điều đó được lý giải có vẻ như khá hợp tình, như sau

điều 246 khung hình phạt cao nhất chỉ là 5 năm tù giam, trong khi đó hành vi tương tự là hiếp dâm( chỉ khác về khách thể xâm phạm) lại có khung hình phạt cao hơn nhiều, và tòa án thì cho rằng: hành vi hiếp dâm đôi khi con người không kiềm chế được bản thân còn có thể gây ra còn hành vi hiếp dâm, còn giao cấu với xác chết ( lưu ý là người thực hiện hành vi biết đó đã là xác chết ) không phải ai cũng có thể làm được, hay nói đúng hơn chỉ có nhưng tên tội phạm " mất nhân tính " mới có khả năng thực hiện được hành vi này, do đó tòa chấp nhận làm sai để định 1 tội danh nặng nề hơn rất nhiều, đó là tội hiếp dâm, thực tế đã có như vậy, mình tin giáo viên nào ra bài tập này cho bạn cũng nhầm 1 đích nêu lên thực tế này.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Phân biệt các loại tội phạm trong Luật hình sự

cac ban cho minh hoi cach phan biet cac loai toi trong luat hinh su.vi minh thay nhieu toi cu hoi giong nhau lam minh nhieu khi bi nham lan

Trả lời: Có lẽ trả lời theo ý của bạ hơi khó,có chăng bạn phải nghiên cứu cụ thể từng tôi danh. Tuy nhiên pháp luật có một và cách phân chia:
+ Theo ý kiến trên :
-Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; 

-tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; 

-tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; 

-tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."
*Theo BLHS chia thành các nhóm tội:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
-Các tội xâm phạm tính mạng,sức khỏe,danh dự,nhân phẩm của con người.
-Các tội xâm phạm đến quyền tự do,dân chủ của công dân.
-Các tội xâm phạm quyền sở hữu.
-Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình.
-Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
-Các tội về môi trường.
-Các tội về ma túy.
-Các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng
-Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
-Các tội vê chức vụ
-Các tội về tham nhũng
-các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
-Các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm quân nhân
-Các tội pha hoại hòa bình,chống lại loài người và tội phạm chiến tranh.
* Cũng có thể phân thành:
- Các loại tội cấu thành hình thức
- Các loại tội cấu thành vật chất.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Tội sử dụng bằng cấp giả!

Hiện nay tại công ty Canon Việt Nam do nhu cầu tuyển dụng công nhân cao nên công tác quản lý bằng cấp còn lỏng lẻo.Qua phản ánh của một số công nhân hiện đang làm tại đây,thì có một số người lợi dụng sự lỏng lẻo của công ty đã mua bằng tốt nghiệp PTTH giả để được tuyển dụng vào làm.Và họ đã trót lọt,được nhân vào làm công nhân ở đó mấy năm nay.Và đến giờ thì bị 1 số công nhân phát hiện,còn phòng quản lý nhân sự của công ty thì chưa.Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này những công nhân kia có thể làm đơn tố giác người đã mua và sử dụng bằng Tốt nghiệp PTTH giả kia như thế nào?Gửi đến những cơ quan có thẩm quyền,chức năng nào?Người mua và sử dụng bằng PTTH giả kia sẽ bị xửu lý như thế nào theo Luật Hình Sự?Họ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trả lời

Chào bạn,
Hành vi dùng bằng giả tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hoặc là hành chính hoặc là hình sự :
- Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 49 ngày 11-4-2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục người có hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp bị phạt tiền từ 500.000 đến một triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là thu hồi văn bằng, chứng chỉ vi phạm. 
- Theo Điều 267 Bộ luật Hình sự, thì người có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân cũng có thể bị xử lý hình sự, mức án có thể đến ba năm. 

Thẩm quyền xử lý thì bạn cứ làm đơn tố giác tội phạm gửi công an điều tra, nếu họ thấy mức độ chỉ xử lý hành chính thì sẽ chuyển sang thanh tra giáo dục hoặc chủ tịch UBND để xử lý.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

 

Tội buôn bán và tàng trữ ma túy cần sa

E có người bạn vừa bị bắt vì tội buôn bán và tàng trữ lá và búp cây cần sa,còn được gọi là tài mà số lượng là lớn hơn 1 lạng.

Trả lời: chào bạn.
về tội phạm liên quan đến ma túy để xử về những tội này người có hành vi phạm tội phải đạt ở 1 dịnh lượng ma túy nhất địh mới bị xử lí về tội này. trường hợp bạn của bạn buôn bán cần sa, là 1 chất ma túy với số lượng lớn hơn 1gam(lạng) nên đã đủ để cấu thành tội tàng trữ,mua bán trái phép chất ma túy tại khoản 1 điều 194 - BLHS 1999. bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm, căn cứ vào tình tiết khác nếu có mà tòa sẽ ra mức án cụ thể.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Em bán hàng cho công ty và sau khi tồn hàng cuối tháng em có lấy của công ty 20 chỉ vàng trị giá lúc đó khoảng hơn 46 triệu. mấy hôm sau em không đi làm, công ty làm đơn báo trình báo mất 25.5 chỉ vàng, em đã đến công an nọpp lại toàn bộ số vàng đã lấy là 20chỉ.em xin hỏi số vàng mà em lấy do em quản lý và nếu có mất em cũng là người phải chịu trách nhiệm nên liệu hành động của em có thể coi là lạm dụng tín nhiệm không?
sau khi giao nộp lại toàn bộ số vàng đã lấy công an đã thả em về sau khi gia đình em nộp 10 triệu bảo lãnh và khi nào có giấy triệu tập của tòa phải ra trình diện.vậy em muốn hỏi nếu ra tòa xử thì em sẽ bị xử theo số vàng em lấy hay số vàng cty báo mất.
em được biết dưới 50 triêu thì mức án lạm dụng có thể là án treo nếu có tình tiết giảm nhẹ. 
em có nhưng tình tiết sau: nhân thân tốt, lần đầu tiên phạm tội. 2. đã giao nộp số vàng đã lây. 3. thành khẩn khai báo.

Trả lời

Toàn bộ số tài sản (vàng ) là do em quản lý, trong khi em thú nhận là em chỉ lấy 20 chỉ, nhưng thực chất lại mất 25,5 chỉ em giải trình thế nào? nếu như mất đúng 25,5 chỉ thì em vẫn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tài sản 25,5 chỉ đó. Tuy nhiên, nếu như em có chỉ có lấy 20 chỉ thì em chỉ chịu TNHS là 20 chỉ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, còn 5,5 chỉ còn lại thuộc trách nhiệm quản lý của em vì em đã để thất thoát thì em vẫn phải bồi thường cho công ty nếu như không chứng minh được kẻ khác đã thực hiện hành vi chiếm đoạt như em.
Đối với trường hợp của em , vì chưa chứng minh rõ 5,5 chỉ vàng còn lại thì em vẫn khó để dược hưởng án treo, vì em ko thừa nhận đã lấy nhưng trách nhiệm quản lý thì lại thuộc về em vì em để thất thoát


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản

những điều nào cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm,chiếm đoạt tài sản"

Trả lời:. Đây là tội được qui định tại điều 140 - BBLHS 1999 theo đó người chiếm đoạt đc tài sản 1 cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng rồi chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản đó bằng một trong ba cách sau:
a.Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt ( ko trả lại tài sản đó công khai hoặc bí mât).
b. Bỏ trốn để không trả lại tài sản
c. Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại được tài sản đó.

---

Nói đên cấu thành một tội phạm thì nói đến 04 mặt: chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan của tội phạm. Cụ thể, đối với câu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản":
- Khách thể của tội phạm là quan hệ sở hữu bị xâm phạm . 
- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có NLTNHS (đủ 14 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi...) được chủ sở hữu tín nhiệm giao tài sản.
- Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp....
- Mặt khách quan: bao gồm các yếu tố sau:
+ Hành vi khách quan (hành vi phạm tội): Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó; sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; sau khi nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Như vậy, hành vi khách quan của tội này có thể có hành vi gian dối, có thể không (nếu có hành vi gian dối luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản).
+ Đối tượng tác động: Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ 1 triệu đồng trở lên, nếu dưới 1 triệu đồng phải thoả mãn một trong ba điều kiện:
1. Gây hậu quả nghiêm trọng. 
2. Ðã bị xử lý hành chính về một trong những hành vi chiếm đoạt. 
3. Ðã bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xoá án tích.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Trang 3/11