Tôi xin hỏi luật sư, cha tôi thụ án với mức án là 6 năm. Trong thời gian đợi xét xử, cha tôi bị tạm giam trong khoảng thời gian là 4 năm 3 tháng. Sau 4 nam 3 tháng, vụ án mới được đem ra xét xử. Sau khi tòa tuyên án, cha tôi đi cải tạo được 6 tháng. Nay, đến đợt đặc xá 2.9. Tôi xin hỏi cha tôi có được hưởng mức đặc xá, hay miễn giảm gì hay không? Nếu đợt 2.9 không được thì đến tết năm 2013 cha tôi có được đặc xá không? và trên cơ sở nào?Xin luật sư tư vấn cho gia đình chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

cach day 2 hom ,1 nguoi ban cua toi cho toi luu thong tu huong suoi tien xuong dong nai . thi ban toi co danh roi bop ,thi quay lai tinh nhat chiec bop,nhung quay nguoc chieu .1 nguoi khac di toi tranh ko kip vay tong vao xe 2 chung toi ,khien 2 chung toi va nguoi day phai di benh vien ,hau qua la toi chi bi thuong nhe o vung dau ,ban toi bi gay 3 cai rang va gay quai ham ,con nguoi kia thi cap cuu sau 2 ngay thi chet ,qua xet nghiem cua bac si thi 2 chung toi deu ko co van de gi ve ruou bia hay bat cu chat kich thich nao ca, con nguoi kia thi say ruou ,co nong do con cao trong mau va bi nhiem hiv,luat su cho toi hoi trong truong hop nhu vay thi xu li nhu the nao ,ban toi thi quay lai sai duong ,con nguoi kia thi say ruou ,va con toi la nguoi ngoi sau co bi truy to ve hinh su hay ko ?xin luat su tu van va giup do gium toi ,xin chan thanh cam on.
 
 
*Chào bạn!
 
Việc xác định lỗi sẽ do Đội cảnh sát giao thông và cơ quan điều tra kết luận.
 
Nhưng theo bạn trình bày thì khả năng lỗi đi ngược chiều là lỗi chính trong vụ tai nạn này. Nếu vậy thì người điều khiển có dấu hiệu phạm tội theo Điều 202 BLHS. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
 
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.
 
 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
 
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
 
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
 
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
 
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;
 
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
 
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nhờ các Luật sư tư vấn giúp tôi và gia đình sự việc Tai nạn giao thông như trên sẽ giải quyết như thế nào?,Lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm như thế nào
 
Vào lúc 13h30 Ngày 23/11/09 Em trai tôi đi học. Có một chiếc xe ô tô sau khi trở nguyên vật liệu đã đâm vào em tôi. Em tôi đi đúng phần đường dành cho xe đạp. Xe oto và xe của Em tôi đi cùng chiều nhau. Trước khi đâm vào em tôi, lái xe này đã đi với thái độ coi thường tài sản và tính mạng của người khác, đã suýt đâm vào 1 xe máy và bị người tham gia giao thông đuổi theo cảnh báo nếu không đi cẩn thận thì gây tai nạn.
 
 
Xe này tiếp tục đâm vào cây ô che của người dân buôn bán hoa quả ven đường (ở bất kể đâu những ô này đều được cắm sát đường). Khoảng cách từ chiếc ô bị đâm đổ đến xe của em tôi khoảng 40m. Nhưng xe này vẫn ko phanh 1 chút nào. Vẫn tiếp tục rúc vào rìa đường và hất tung em tôi lên. Em tôi bị đập đầu xuống đường và tử vong. Lái xe không hề phanh 1 nhát nào kéo em tôi đi 10m và phi xe bỏ chạy. Lái xe cũng không  xuống xem tình trạng em tôi hay đưa em tôi đi bệnh viện. Ko phanh và phóng xe tiếp tục bỏ chạy.
 
Nhờ các Luật sư tư vấn giúp tôi và gia đình sự việc như trên sẽ giải quyết như thế nào?
 
Lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?
Gia đình tôi phải làm những thủ tục gì?
Xin chân thành cảm ơn các Luật sư rất nhiều !
 
(Gia đình tôi và vụ việc xẩy ra tại Hải Phòng, kính nhờ các Luật sư tư vấn thêm)
Mong sớm nhận được phúc đáp !
 
 
 
*Chào bạn!
Trước hết xin thành thật chia buồn với nỗi mất mát người thân của gia đình bạn. Về việc xử lý tai nạn này, có một số điểm cần bạn cung cấp thêm như sau:
 
- Hiện lái xe và chiếc xe gây tai nạn đã xác định được chưa? Nếu đã xác định được thì phía lái xe và chủ xe đã đến thăm hỏi, bồi thường, hỗ trợ gì chưa…?
 
- Phía công an đã làm những công việc gì?
 
Đối với hành vi vi phạm của lái xe thì Bộ luật hình sự đã quy định rõ tại Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó có các tình tiết và mức xử lý như sau:
 
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
 
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
 
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
 
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
 
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
 
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
 
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
 
Về phía gia đình bạn chỉ cần gửi đơn tới cơ quan công an nơi xẩy ra tai nạn yêu cầu giải quyết và thông báo kết quả điều tra, xử lý. Quá trình điều tra phía công an sẽ yêu cầu cả hai bên tới làm việc trước khi đưa ra kết luận.
 
Trân trọng.

 

Hỏi:

Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đang thụ lý giải quyết bồi thường Trách nhiệm dân sự (TNDS) xe cơ giới, Xin Luật sư tư vấn giúp su việc như sau:

 

Ông A là lái xe ô tô của công ty XX tham gia bảo hiểm xe cơ giới tại đơn vị chúng tôi đã gây tai nạn với xe mô tô làm 2 người ngồi trên xe (ông B lái xe và C ngồi sau)bị thương nặng. 
Theo phân lỗi của CSGT thì do xe mô tô di sai phần đường nên đã đâm vào xe ô tô. Tuy nhiên, ông A phải thỏa thuận bồi thường cho ông B và C là 58 triệu đồng. xe ai người ấy sửa.
Nay, ông A làm giấy ủy quyền cho ông D - là anh vợ của ông B đến đòi tiền Bảo hiểm. Vậy:
-Chúng tôi trả tiền bồi thường cho ông D có sai quy định không, Công ty XX là chủ xe nhưng không làm giấy ủy quyền mà ông A đứng ra làm với ông B rồi Xác nhận của giám đốc công ty XX mà không qua chính quyền địa phương có được không?  Bởi quyền thụ hưởng  ở đây là Cty XX – đơn vị ký hợp đồng với Bảo hiểm, ông A chỉ là nhân viên lái xe.
-Theo thông tư 126/2008/BTC thì việc bồi thường TNDS về người không phân biệt lỗi, nhưng căn cứ để giải quyết lại theo quy tắc bảo hiểm, thông tư 126 và luật dân sự.
Vậy trong trường hợp này chúng tôi có phân lỗi hay chế tài đối với xe Mô tô trong quá trình giải quyết bồi thường hay không?
Trả lời:
1.Việc chi trả bảo hiểm phải căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm mà giải quyết. Quyền thụ hưởng là Công ty XX, nên đơn vị bảo hiểm phải trả cho Công ty này. 
Nếu Công ty ủy quyền phải có Văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của phá luật) hợp lệ.
Cách làm ủy quyền nói trên chưa đúng, vì người ủy quyền phải là Công ty chứ không phải ông A, đồng thời đại diện theo pháp luật của Công ty (Giám đốc) là người ký ủy quyền.
2.Trường hợp này không phân lỗi khi giải quyết bồi thường.

Hỏi:Vào lúc 13h30 Ngày 23/11/09 Em trai tôi đi học. Có một chiếc xe ô tô sau khi trở nguyên vật liệu đã đâm vào em tôi. Em tôi đi đúng phần đường dành cho xe đạp. Xe oto và xe của Em tôi đi cùng chiều nhau. Trước khi đâm vào em tôi, lái xe này đã đi với thái độ coi thường tài sản và tính mạng của người khác, đã suýt đâm vào 1 xe máy và bị người tham gia giao thông đuổi theo cảnh báo nếu không đi cẩn thận thì gây tai nạn.

Xe này tiếp tục đâm vào cây ô che của người dân buôn bán hoa quả ven đường (ở bất kể đâu những ô này đều được cắm sát đường). Khoảng cách từ chiếc ô bị đâm đổ đến xe của em tôi khoảng 40m. Nhưng xe này vẫn ko phanh 1 chút nào. Vẫn tiếp tục rúc vào rìa đường và hất tung em tôi lên. Em tôi bị đập đầu xuống đường và tử vong. Lái xe không hề phanh 1 nhát nào kéo em tôi đi 10m và phi xe bỏ chạy. Lái xe cũng không  xuống xem tình trạng em tôi hay đưa em tôi đi bệnh viện. Ko phanh và phóng xe tiếp tục bỏ chạy.
Nhờ các Luật sư tư vấn giúp tôi và gia đình sự việc như trên sẽ giải quyết như thế nào?
Lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?
Gia đình tôi phải làm những thủ tục gì?
Xin chân thành cảm ơn các Luật sư rất nhiều !
(Gia đình tôi và vụ việc xẩy ra tại Hải Phòng, kính nhờ các Luật sư tư vấn thêm)
Mong sớm nhận được phúc đáp !

Trả lời:

Chào bạn!
Trước hết xin thành thật chia buồn với nỗi mất mát người thân của gia đình bạn. Về việc xử lý tai nạn này, có một số điểm cần bạn cung cấp thêm như sau:
- Hiện lái xe và chiếc xe gây tai nạn đã xác định được chưa? Nếu đã xác định được thì phía lái xe và chủ xe đã đến thăm hỏi, bồi thường, hỗ trợ gì chưa…?
- Phía công an đã làm những công việc gì?
Đối với hành vi vi phạm của lái xe thì Bộ luật hình sự đã quy định rõ tại Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Theo đó có các tình tiết và mức xử lý như sau:
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Về phía gia đình bạn chỉ cần gửi đơn tới cơ quan công an nơi xẩy ra tai nạn yêu cầu giải quyết và thông báo kết quả điều tra, xử lý. Quá trình điều tra phía công an sẽ yêu cầu cả hai bên tới làm việc trước khi đưa ra kết luận.
Trân trọng.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
 

Thưa Luật sư!

Tôi muốn hỏi trong trường hợp lái xe được thuê để điều khiển xe ôtô khách đã gây tai nạn chết người mà chủ xe không có mặt trên chuyến xe đó thì trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp này là thế nào đối với bên bị nạn và bên người được thuê lái? trách nhiệm, hình phạt đối với lái xe?
 
Trả lời:

Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

Làm chết một người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người với tỷ lệ thương tật của mổi người dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%...

Nhưng để truy cứu trách nhiệm Hình sự thì cần phải căn cứ vào yếu tố lổi trong kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra.

Về trách nhiệm dân sự cũng phải căn cứ vào yếu tố lổi để làm căn cứ bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng. Thông thường thì chủ xe sẽ chịu trách nhiệm dân sự trừ trường  hợp có thõa thuận khác giữa tài xế và chủ xe.

Em có cầm cố vàng tại tiệm vàng.Nhưng nay em đã mất giấy cầm cố.Vậy làm sao em có thể chuộc lại đồ của mình được.Nếu mất giấy, vậy em có phải mất vàng không

Chào bạn!

Về lý thuyết thì được, bởi ngoài giấy cầm đồ, tiệm cầm đồ còn có chứng từ, sổ sách ghi chép.

Nếu mất giấy cấm đồ thì bạn dùng các giấy tờ khác có giá trị tương đương để chứng minh quyền sở hữu của mình. Ví dụ: Chứng từ mua bán, thông tin người cầm đồ,...

Nếu bạn thấy thông tin trên có ích, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

em có mua bán đất nhưng không thành sau đó hai bên thống nhất trả lại tiền cho em (bên mua) theo lãi suất 12%/năm, nếu tới hạn mà không chịu trả thì phải chịu lãi suất 150% của lãi suất 12% tức là 18% thì lãi suất 18%/năm của em có cao so với quy định tại điều 476 không ạ, khi ra toà, thì toà sẽ xử như thế nào ạ.

Trả lời: điều 476 : "Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng".
Bạn không nói rõ thời điểm phát sinh mâu thuẫn dẫn tới không thực hiện được hợp đồng nhận chuyển nhượng QSDĐ là lúc nào nên tôi giả sử thời điểm này là tháng 12/2010. Thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước qui định lãi suất cho vay không được vượt quá 18%/năm, vì vậy thỏa thuận trả lãi 12%/năm là không trái với điều 476. Tương tự, Ngân hàng nhà nước qui định lãi suất quá hạn = 150% lãi suất thỏa thuận trên hợp đồng vay => nếu bên kia tới hạn không thanh toán cho bạn ( quá hạn ) thì họ phải thanh toán theo tỷ lệ lãi 18%/năm cũng không trái điều 476.

Theo tôi biết, có một số Công ty kinh doanh Địa ốc làm ăn không đàng hoàng. Đầu tiên họ rao bán nền và hứa hẹn sẽ nhanh chóng giao cho người mua GCNQSDĐ. Thế nhưng sau khi nhận xong tiền của khách, họ cố tình trì hoãn kéo dài nhiều năm, màn cuối sẽ là xin hủy hợp đồng và chấp nhận trả lãi như bạn nêu trên. Tính kỹ lại thì tuy phải trả lãi như vậy nhưng phía Công ty vẫn lãi to. Tóm lại là họ chỉ muốn huy động tiền của bạn để làm vốn và chỉ trả lãi cho bạn nhỉnh hơn bạn gởi tiết kiệm Ngân hàng một ít thôi, nhưng nếu huy động vốn thì rất khó có người cho vay nên họ phải "treo đầu dê bán thịt chó" như tôi vừa trình bày. Gặp phải trường hợp này, có ra Tòa bạn cũng khó mà thắng họ, bởi đã có chủ ý, nên trong hợp đồng với bạn, họ đã qui định nhiều điều có lợi cho họ mà một người dân bình thường ít ai hiểu được ! Tòa sẽ dễ dàng phát hiện những tình tiết dẫn tới Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ bị vô hiệu, của ai trả về nấy, Công ty có lỗi thì bồi thường cho bạn một số tiền nào đó là xong !

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Ông bà nội em có 4 người con (3 trai,1 gái) , trong đó có 1 người là con riêng của bà nội với chồng trước. Ông bà em có một căn nhà. Trước đây thì cả 4 người con đều ở chung. Sau này mọi người lập gia đình thì anh cả của bố (là con riêng của bà nội) ra ở riêng, bố em là út cũng ở riêng. Chỉ có anh của bố cùng vợ và con cái thì ở nhà đó cùng với chị của bố (độc thân) và ông nội (bà nội em mất năm 1983).
Đến năm 1997 thì ông nội mất. Họ đã ở căn nhà từ rất lâu, từ lúc ông bà nội còn sống đến bây giờ.
Cách đây vài tháng (sau 15 năm ông nôi em mất )thì bố em và Bác cả có lên nhà nói là đòi bán để chia tài sản của ông bà, vì bố em muốn có ít tiền để dưỡng già. Nhưng họ không đồng ý. Họ nói đây là nhà của tổ tiên, họ muốn ở để thờ cúng. Nhưng thực tế là họ muốn chiếm luôn.
Khi đưa ra phường để giải quyết hòa giải, thì có điều bất ngờ là gia đình của anh bố em nói là có di chúc của ông nội để lại nói chia 1/2 căn nhà cho cháu nội đích tôn là con của anh bố em.
Tờ di chúc có rất nhiều điều làm gia đình em khó nghĩ. em xin đưa ra như sau: di chúc đánh văn bản từ đầu đến cuối rồi cuôi cùng chỉ là chỉ là chữ ký nguệch ngoạc của ông nội ở mặt trước, mặt sau tờ di chúc thì là phần công chứng của bà phó chủ tịch phường xác nhận là ông nội còn minh mẫn sáng suốt. Tờ di chúc làm ngày 22/11/1997. Nhưng trên thực tế ông nội em trong thời gian đó rất mệt vì bị bệnh về phổi và tuyến tiền liệt thì làm sao có đủ sức khỏe. Ngày 24/12/1997 thì ông nội chết.
Cho em hỏi: vậy bây giờ phân chia tài sản này sẽ như thế nào? để tranh chấp tài sản này thì phải làm những gì?. xin giúp em. em rất cần sự đóng góp ý kiến của anh chị am hiểu pháp luật. Em xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời:

Chào bạn!


Ðiều 679 BLDS quy định:


"Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế


Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này.".


Như vậy, nếu ông bà bạn nuôi bác cả từ nhỏ thì bác cả cũng là thừa kế của ông bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS. Trong trường hợp này, kể cả di chúc của ông nội bạn không hợp pháp thì các cô,chú bạn và bố bạn cũng không thể đòi chia thừa kế được nữa bởi đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế.


Theo bạn trình bày thì ông bạn có di chúc có chứng thực của UBND xã. Nếu gia đình bạn không chứng minh được di chúc đó lập không đúng thủ tục, ông bạn không minh mẫn thì mặc nhiên di chúc đó có hiệu lực pháp luật.


Đến nay, cả phần di sản của ông bạn và bà bạn đểu đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên cơ hội yêu cầu chia thừa kế, chia tài sản chung của bố bạn và các cô chú là khó có thể thực hiện được: Trừ trường hợp bác cả của bạn không đủ điều kiện hưởng di sản thừa kế của ông bạn theo Điều 679 BLDS và Di chúc của ông bạn không hợp pháp.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Xin cho hỏi về tội giả mạo chữ ký của nhiều người cùng lúc nhằm mục đích chiếm đoạt nhà ở,tự tước quyền thừa kế của nhiều người có cùng hàng thừa kế thì bị tội gì,hình phạt như thế nào?

 

Trả lời: Chào bạn

Hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác... như bạn nói là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự việt Nam.

Bạn có thể tham khảo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Dịch vụ đòi nợ thuê TPHCM, Công ty Đòi nợ Thuê TPHCM,Công ty dịch vụ chuyên thu hồi công nợ, chuyên đòi nợ, Công ty thu hồi nợ, thu hồi công nợ, Công ty chuyên thu hồi nợ, thu hồi công nợ, công ty thu hồi nợ dân an, Đòi nợ, Dịch vụ đòi nợ thuê, Công ty đòi nợ, giá chi phí dịch vụ đòi nợ, công ty đòi nợ, dịch vụ thu thồi công nợ

 

Luật sư Thoimocua.com là nơi hội tụ luật sư uy tín hàng đầu Việt Nam, nơi quy tụ các luật sư. chuyên gia chuyên ngành liên quan tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Các luật sư chúng tôi nguyện phụng sự suốt đời vì công lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Hệ thống công ty luật chúng tôi được tổ chức theo chuyên ngành chuyên sâu như luật sư doanh nghiệp, luật sư kinh tế, luật sư dân sự, luật sư hình sự, luật sư nhà đất, luật sư hôn nhân và gia đình, luật sư di trú ...đặc biệt, luật sư chúng tôi đã có mặt trên khắp toàn quốc với mô hình luật sư thường trú tại các tỉnh, thành trong cả nước.

Luật sư kinh nghiệm lâu năm về dịch vụ đòi nợ,  thu nợ và phương châm hoạt động “ Nơi bạn đặt niềm tin” vì vậy chúng tôi luôn luôn đưa đến cho Quý khách niềm tin tuyệt đối khi đến với chúng tôi.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ
Tư vấn pháp lý các điều kiện đòi nợ
Đòi các khoản Nợ phát sinh trong giao dịch dân sự (Vay, mượn, hụi, ...)
Đòi các khoản Nợ phát sinh trong giao dịch thương mại:
Chậm trả, chậm thanh toán, chây lì không trả, chiếm dụng vốn, .....
Do xảy ra sự cố gây thiệt hại dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Những biến tướng của hình thức lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

 

Tình trạng nợ, lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ xử lý nợ xấu.

 

1. TÍNH CHẤT, THỰC TRẠNG:

Đây thực chất là các giao dịch: dân sự, kinh tế, thương mại, lao động... thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản hoặc không bằng văn bản và khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng(gồm cả thanh toán) thì phát sinh nợ.

Tài sản nợ có thể là: tiền VNĐ, USD, nhà đất, kim loại quí, hàng hoá/dịch vụ khác.

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Việt Nam, các khoản nợ luôn tồn tại song song với sự tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam. Số doanh nghiệp có nợ(là chủ nợ) chiếm tới 98,6% trên tổng số doanh nghiệp ViệtNamhiện nay.

Trong đó nợ sạch (vẫn thanh toán định kỳ) chiếm 65,6%, nợ xấu chiếm 34,4%.

 


2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHÁT SINH NỢ XẤU:

Từ kinh nghiệm nhiều năm giải quyết nợ, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân cơ bản:

- Các khoản nợ sạch không quản lý, chăm sóc đúng phương pháp chuyển hoá thành;

- Một trong các bên vi phạm thời hạn giao hàng/hoàn thành công việc;

- Có thắc mắc về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá/ dịch vụ;

- Có khó khăn về tài chính/hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Một phần nhỏ có ý định chiếm dụng vốn ngay từ khi ký hợp đồng(trây ỳ không trả để sử dụng vốn vào việc khác – vẫn trả, nhưng trả nhỏ giọt);

- Lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;

 

3. THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XỬ LÝ NỢ KHÓ ĐÒI:

- Làm công văn yêu cầu thanh toán;

- Cử nhân viên kế toán/bán hàng tới năn nỉ đòi;

- Treo nợ, khoanh nợ, giãn nợ;

- Yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết;

Nhìn chung kết quả đều không khả quan, kéo dài thời gian nợ hoặc mất tiền/tài sản vì :

- Cán bộ xử lý không chuyên nghiệp;

- Không có kỹ năng hoàn thiện hồ sơ để có lợi cho doanh nghiệp;

- Không có kinh nghiệm giao tiếp, xử lý đối với Khách nợ hoặc cơ quan hữu quan;

- Nhiều khi do thiếu hiểu biết Pháp luật dẫn đến hết thời hiệu yêu cầu pháp luật bảo vệ(khởi kiện) mất tài sản(thời hiệu xác định theo loại tranh chấp có thể 3 tháng, 6 tháng, 2 năm...).

 

4. GIẢI QUYẾT THEO PHƯƠNG PHÁP NHƯ THẾ NÀO ?

Hai phương pháp chủ yếu được áp dụng là:

- Tạo sức ép toàn diện giải quyết ngay trong giai đoạn đàm phán, hoà giải – đạt 70%/tổng số vụ việc đã xử lý thành công.

- Sau khi áp dụng phương pháp trên không hiệu quả, khởi kiện tại Toà án/tố cáo tới cơ quan Công an - yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản, phong toả tài khoản.

 

5. ĐƯỢC LỢI GÌ KHI THUÊ THU NỢ CHUYÊN NGHIỆP:

- Công việc thực hiện bởi những chuyên viên, luật sư được đào tạo huấn luyện chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, tác nghiệp trên cơ sở luật pháp;

- Tiết kiệm thời gian, tránh phiền hà do thủ tục, rút ngắn thời gian nợ;

- Tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro(Phí cơ bản được thu sau khi công việc có kết quả);

- Xử lý được các đối tượng khó: chuyển địa phương, chuyển trụ sở, lẩn trốn...

- Được tư vấn quản lý, ngăn chặn phát sinh nợ xấu;

- Được cung cấp các mẫu văn bản trong hoạt động thu nợ;

- Được miễn, giảm phí các dịch vụ pháp lý khác khi có nhu cầu;

- Nâng cao uy tín, tính chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp khách hàng. Đồng thời gián tiếp giáo dục, răn đe các khách hàng có biểu hiện làm phát sinh nợ xấu;

 

6. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỤ LÝ HỒ SƠ:

- Nhận hồ sơ vụ việc và thu thập thông tin do khách hàng cung cấp

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư