Tư vấn luật dân sự \| luật sư dân sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật dân sự
- Được đăng: 31 Tháng 10 2013
- Lượt xem: 131
Thực tiễn đời sống thường xuyên diễn ra các hoạt động vay mượn tiền với nhau. việc thu hồi tiền đã cho vay được thực hiện như sau: Nếu người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu phạm tội (tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”).
Trong trường hợp này, người cho vay tiền cần làm đơn tố giác gửi Cơ quan Điều tra, đề nghị tiến hành điều tra nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.
Nếu xảy ra vụ án hình sự thì khi xét xử tòa án sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, theo đó người vay tiền vừa bị giải quyết về vấn đề hình sự vừa phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người bị hại do hành vi phạm tội mà người vay tiền gây ra, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Nếu người vay tiền không có dấu hiệu phạm tội thì đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường, việc không trả được nợ đúng hạn là do nhiều nguyên nhân. Người cho vay tiền có quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để buộc người vay tiền trả lại tiền.
Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền thì những tài sản của người vay (nếu có) sẽ được Cơ quan Thi hành án Dân sự kê biên, phát mại để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền.
Nếu tài sản của người phải thi hành án đã được đem bảo đảm để thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác như: Đặt cọc, cầm cố, thế chấp… thì Cơ quan Thi hành án Dân sự sẽ ưu tiên trả các khoản nợ có bảo đảm, khoản tiền còn thừa mới được trả nợ cho những nghĩa vụ không có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Luật sư Khôi cho biết.
Cũng có ý kiến cho rằng: Khi xảy ra tranh chấp về nợ nần, nếu bản thân người cho vay (chủ nợ) tự đòi tiền theo kiểu “xã hội đen” có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội “Cướp tài sản” hoặc tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Tuy nhiên, trong trường hợp vay tiền được thực hiện dưới danh nghĩa “hùn vốn làm ăn”; thì việc đòi lại số tiền này có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau đây: Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, ghi mục đích của việc giao tiền là góp vốn kinh doanh thì việc bạn rút vốn sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên (nếu có) hoặc theo quy định của pháp luật; Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mục đích của giao dịch này là “vay tiền” thì đây chỉ là giao dịch vay và cho vay thông thường (không phải là việc góp vốn làm ăn chung).
Tin mới
Các tin khác
- Bị người yêu tung ảnh sex lên mạng phạm tội gì - xem 184 lần
- Thuê Đòi nợ đúng pháp luật - xem 327 lần
- Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ - xem 183 lần
- Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ - xem 179 lần
- Nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ - xem 175 lần
- Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ - xem 197 lần