hợp đồng vay nợ của tui đã hết hạn cuối tháng 11 năm 2012, nhưng giám đốc cứ kéo dài và hẹn ngày 9tháng 1 năm 2013 sẽ trả cho tôi. vì kô đồng ý nên hôm nay 27/12/2012 tôi có đến tòa án q5 để mua đơn khởi kiện nhưng cán bộ bán đơn trong tòa kô bán cho tôi đơn yêu cầu tòa áp dụng các biệnpháp khẩn cấp tạm thời để tránh tẩu tán tài sản, khi tôi hỏi người bán đơn nói tôi có 530 triệu để đưa vào tài khỏan kô để phong tỏa tài sản( trong khi tôi kiện 530 triệu) và hỏi luật sư nào chỉ vậy. thật sự tôi kôbiết phải làm sao. sau đó tôi có ghé cty giám đốc nói tôi sẽ kiện ra tòa giám đốc nói chị cứ kiện đi em sẽ thuê luật sư ,số tiền này em sẽkéo dài 2-3 năm kô trả hoặc trả dần .tôi muốn lấy số tiền này 1 lần có được không?tôi thật sự buồn lắm cám ơn luật sư , tôi nên làm đơnkhởi kiện liền hay đợi đến 9/1/2013?

Trả lời: đòi nợ vay
Chào bạn.

Trường hợp của bạn LS Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:

1. Bạn có quyền nộp đơn khởi kiện kèm với đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo việc thi hành án sau này, quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Tuy nhiên trường hợp yêu cầu của bạn có thể rơi vào khoản 1 Điều 120 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định: ..người yêu cầu phải gởi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 điều 99 BLTTDS thì thời hạn thực hiện biện pháp đảm bảo quy định tại điều này không được quá 48 giờ kể từ thời điểm nộp đơn.

Căn cứ theo quy định này thì nếu bạn có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bạn phải có tài sản tương đương số tiền bạn khởi kiện nộp vào tài khoản của Ngân hàng do Tòa án chỉ định.

Việc thư ký Tòa yêu cầu bạn theo nội dung bạn trình bày trong câu hỏi là đúng nhưng chịu không bán mẫu đơn cho bạn là không hợp lý, có thể do cách trình bày của bạn không cụ thể, rõ ràng, bạn có thể liên hệ lại để được làm rõ.

2. Trường hợp Công ty đã hẹn bạn đến 9/1/2013 nhưng bạn không đồng ý, thì trước mắt bạn có thể yêu cầu khởi kiện,( hoặc có thể chờ sau ngày 9/1/2013 - vì có thể họ sẽ thực hiện đúng lời hứu), sau đó trong quá trình giải quyết vụ án, nếu bạn thấy công ty có những hành vi nhằm tẩu tán tài sản thì lúc đó bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

việc bạn yêu cầu công ty trả một lần cho bạn toàn bộ số tiền là quyền yêu cầu của bạn, còn công ty có thể trả theo yêu cầu cho bạn hay không phụ thuộc vào khả năng trả nợ của họ, nếu có khả năng họ buộc phải trả, còn nếu không thì tùy bạn với họ thương lượng hợp lý.

Chúc bạn thành công.

Bạn có thể tham khảo thêm.

Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.

3. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.

Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.

6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.

10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Điều 120. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

1. Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

2. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Toà án ấn định.

Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ  ĐÒI NỢ, THU HỒI NỢ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư