Năm 2009, nhà bà Mai gặp khó khăn, vì vậy bà Mai có nhờ bà Hiền mượn giúp 23 triệu đồng. Hai bên có viết giấy cam kết với nhau. Tuy nhiên, Bà Hiền chỉ là người trung gian, mượn bà Hà 23 triệu đồng để cho bà Mai mượn với lãi suất là 10%/1tháng. Trong giấy cam kết của bà Hiền và Bà Mai thì không để lãi suất là bao nhiêu. Đến thời điểm này, ngày 24/07/2012, bà Mai không chịu trả tiền cho bà Hiền (kể cả vốn lẫn lãi từ năm 2009) để bà Hiền trả cho bà Hà. Vậy bà Hiền có thể kiện bà Mai ra tòa được không? Và khi kiện thì bà Hiền có được đòi lại tiền gốc và lãi là 10%/1tháng kể từ năm 2009 hay không? Và bà Hiền có bị coi là cho vay nặng lãi hay không?
Đây là việc có thật nên em nhờ cô chú giải đáp giúp cho!
Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn! Trong giấy cam kết bà Hiền và bà Mai thì thời hạn trả nợ là khi nào (ngày tháng năm)?. Trường hợp lãi suất 10% một tháng là lãi suất quá cao so với quy định của pháp luật chẳng hạn lãi suất ngân hàng là 9% một năm do vậy một tháng một năm tương đương 0,75% một tháng. Theo quy định tại Điều 476 BLDS thì Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Căn cứ quy định viện dẫn trên mức lãi suất tối đa bạn được phép cho vay 1,13 % một tháng. Mức lãi suất trong hợp đồng của bạn cao gấp 9 lần so với mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép.
Theo quy định tại Điều 163 BLHS về Tội cho vay lãi nặng thì
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, với mức lãi suất cao gấp 9 lần theo quy định viện dẫn trên bà Hiền chưa bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra người cho vay coi đó là nghề nghiệp thường xuyên, thu nhập chính từ hoạt động cho vay nặng lãi.
Hơn nữa hai bà lại không thỏa thuận lãi suất trong giấy cam kết. Do vậy trường hợp này thì tốt hơn hết bạn làm đơn khởi kiện ra tòa để giải quyết trình tự thủ tục theo vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định viện dẫn trên số tiền cho vay vượt quá đó sẽ không được tính, và tính dựa trên lãi suất ngân hàng quy định. Chúc bạn sớm giải quyết vấn đề trên của mình.
Bạn có thể khởi kiện tranh chấp này ra tòa, tuy nhiên bạn nên lưu ý: Bà Hiền và bà Mai không có thỏa thuận lãi suất thì sẽ được tính lãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm trả nợ. Còn việc bà Hiền vay tiền của ai đó thì sẽ giải quyết riêng hợp đồng vay của mình với người đó. Bạn nên mang hồ sơ liên quan đến văn phòng của chúng tôi để chúng tôi giúp bạn giải quyết.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- 22/12/2012 12:27 - Vay nặng lãi
- 22/12/2012 12:23 - Đòi tiền cho mượn
- 22/12/2012 12:20 - Con vay nợ bố mẹ có phải trả nợ không
- 22/12/2012 09:32 - Tư vấn thu hồi nợ, đòi nợ
- 22/12/2012 09:30 - Thanh toán tiền nợ và thiệt hại
- 22/12/2012 08:56 - Kiện đòi tiền vay nợ
- 22/12/2012 08:53 - Cho vay vàng tính lãi thế nào
- 22/12/2012 08:51 - Cho vay lãi 10% có phải là nặng lãi không
- 22/12/2012 08:50 - Kiện đòi nợ không trả
- 22/12/2012 08:49 - Vay 10 nghìn/triệu có phải là vay nặng lãi không