Em gái chồng tôi đã lập gia đình được nhiều năm và có hai con. Cô mới mất cách đây 1 năm do bệnh ung thư. Trước khi mất cô có để lại bản di chúc trong đó ghi rõ:

- Để lại một mảnh đất (đứng tên mình) cho đứa con gái đầu; 1 mảnh đất khác (đứng tên cả cô và chồng) cho đứa con trai thứ hai, còn mảnh đất thứ 3 (nơi cả gia đình đang ở, do chồng cô đứng tên) thì chồng cô tiếp tục sử dụng, và sau này các cháu không được sử dụng nếu không có sự đồng ý của bố cháu.

- Di chúc được sự đồng ý của chồng cô, có chữ ký của chồng cùng 2 người làm chứng là anh trai cả của chồng và anh trai cả của cô (chồng tôi hiện giờ).

Trước khi mất, do sợ chồng sẽ bán đi phần tài sản thừa kế của các con nên em tôi đã giao cho vợ chồng tôi giữ sổ đỏ của 2 mảnh đất có tên mình. Em cũng giao cháu gái đầu cho vợ chồng tôi nuôi nấng, còn cháu nhỏ vẫn ở cùng bố. Chúng tôi đã nuôi cháu từ đó và không đòi hỏi chu cấp gì từ bố cháu.

Tuy nhiên sau một thời gian thì chồng của em tôi sang nhà yêu cầu chúng tôi trả lại sổ đỏ, do việc kinh doanh của chị gái anh này gặp khó khăn, anh muốn làm thủ tục bán đất giúp chị gái trả nợ.

Chúng tôi thực sự không muốn chồng của em tôi bán đi 2 mảnh đất, vì đó là tài sản em tôi để lại cho các cháu tôi, để lo cho tương lai các cháu sau này. Vậy xin hỏi luật sư có căn cứ pháp lý nào có thể giúp chúng tôi ngăn chặn việc này không ạ.

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Trường hợp trên của bạn tôi tư vấn như sau:

Một là: Gia đình bạn đã tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo Di chúc hay chưa?

Nếu chưa thì chồng của em gái bạn cần ra văn phòng công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc . Do người con người vợ mất chưa đến tuổi thành niên nên cha sẽ là người giám hộ đương nhiên của người con để quản lý di sản trên của người con theo quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự

Ðiều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Nếu trường hợp trên chưa tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thì chồng của em gái bạn không tiến hành được thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng.

Bạn có thể làm đơn gửi đến phòng công chứng yêu cầu không tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng trên với lý do chưa làm thủ tục khai nhận thừa kế.

Đồng thời bạn làm đơn gửi Văn phòng đăng ký đất và nhà - Phòng tài nguyên môi trường không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên với những mảnh đất và thửa đất tài sản chung của hai vợ chồng để lại.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư