Tôi được Bố Mẹ tôi để lại cho tôi một mảnh đất mà mảnh đất này ghi là hộ gia đình nhưng Bố tôi là người đứng tên sổ nhưng hiện nay Bố đã mất Mẹ tôi vẫn còn sống tôi muốn hỏi là khi Mẹ tôi mất đi thì tôi có được làm sổ đỏ không vì anh em trong gia đình không đồng ý cho tôi làm vì anh em tôi bảo là mảnh đất này là của hộ gia đình nên không được sự đồng của anh em thì tôi không được làm sổ đỏ khi trước khi Bố tôi mất ông đã giao tờ di chúc đó cho tôi và tôi đã xem tờ di chúc thì tôi thấy đã được chính quyền UBND xã công nhận và được lập làm 2 bản nhưng anh em trong GĐ tôi cứ bảo đó là di chúc giả tôi đã sang UBND xã để đối chứng nhưng họ trả lời là không thấy bản kia đâu.Nên tôi muốn hỏi là:có phải khi có kiện tụng tranh chấp thì UBND xã mới mang ra để đối chứng phải không, nếu trường hợp mà UBND xã đã làm mất thì tờ còn lại có giá trị pháp luât không?mà UBND xã có phải chịu trách nhiệm việc này không?
Trả lời: Trước tiên, bạn không xưng danh, nên xưng hô có phần khó khăn, xin mạn phép cho tôi gọi bạn là anh. Xin giới thiệu tôi Luật sư Lê Thư hiện đang Công tác tại Công ty Luật Hà Sơn xin gửi tới anh lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, chúc anh sớm giải quyết những rắc rối về mặt pháp lý cũng như gia đình mình. Sự việc của anh tôi cũng chưa được xem xét các giấy tờ tài liệu nên tư vấn cũng sẽ chưa thể chính xác được, vấn đề của anh tư vấn tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất: Về mặt pháp lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
+ Chủ sở hữu: Trong sổ đỏ ghi Hộ gia đình thì theo quy định của BLDS 2005 tại các Điều 106.107,108,109, 110 thì mảnh đất trên của anh là" Đồng sở hữu" của hộ gia đình cung nhau đóng góp công sức để tạo dựng ra tài sản đó:
- Thứ hai: Việc xác định ai là Đồng sở hữu trong hộ gia đình bạn đóng góp công sức vào việc tạo lập mảnh đất trên thì anh cần phải căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Thời điểm (ngày, tháng, năm) sổ đỏ cấp cho hộ gia đình anh
+ căn cứ vào Sổ hộ khẩu
* Ví dụ cho anh dễ hiểu
Ngày 22/4/2002 UBND huyện Từ liêm cấp sổ đứng tên chủ sử dụng đất là Hộ ông Nguyễn Văn A
- Trong sổ hộ khẩu của ông Nguyễn Văn A có các thành viên sau
1, Ông Nguyễn Văn A (chủ hộ)
2, Bà Trần Thị E (vợ)
3, Ông Nguyễn Văn B, sinh 1987 (con đẻ)
4, Ông Nguyễn Văn C sinh 1989 (con đẻ)
5, Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1990 (con đẻ), tách sổ năm 2001
6, Bà lê Thị M (vợ ông Nguyễn Văn B) nhập khẩu năm 2003
* Trong trường hợp trên thì 1,2,3,4 sẽ là người có một phần quyền trong các đồng sở hữu mảnh đất trên
* 5,6 không có quyền vì 5 đã tách sổ trước thời điểm được cấp sổ cồn 6 thì nhập khẩu sau thời điểm cấp sổ.
* Do vậy, khi bố anh để lại Di chúc tức là chỉ để lại một phần quyền trên mảnh đất đó thôi.
- Về hiệu lực của di chúc theo quy định tại Điều 649, 650 BLDS 2005
Ðiều 649. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
Ðiều 650. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực
* Như vậy, trong trường hợp bố bạn để lại Di chúc đã được UBND xã chứng thực thuộc trường hợp viện dẫn tại Khoản 4 Điều 650 do vậy Di chúc của bố bạn để lại là có hiệu lực pháp luật.
* Thứ hai: Về việc lưu trữ di chúc
- Sau khi cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ địa chính (tùy từng nơi) tiếp nhận và lưu vào Sổ Di chúc
* Trong trường hợp mà các con của bố anh không tin di chúc hiện anh giữ là thật thì các anh em của anh có thể ra nơi UBND xã chứng thực yêu cầu cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ địa chính có thê cho xem bản Lưu tại Di chúc tại UBND xã, và Sổ lưu trữ Di chúc.
- Nếu trường hợp UBND xã làm mất Di chúc thì bản Di chúc còn lại trong tay đương nhiên có hiệu lực pháp luật nên anh yên tâm trường hợp có xảy ra tranh chấp tại tòa, thì những tài liệu do Đương sự cung cấp các bản sao có chứng thực.
- Trường hợp anh có thể khởi kiện hành vi hành chính của cán bô%3ḅ làm mất di chúc
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- 21/12/2012 16:07 - Vay tiền không có khả năng trả
- 21/12/2012 16:05 - Đòi tiền khi không có hợp đồng vay tiền, giấy vay …
- 21/12/2012 16:02 - Đòi nợ khó đòi có hợp đồng, giấy vay tiền
- 21/12/2012 15:56 - Cách tính tiền lãi
- 21/12/2012 15:55 - Cách lấy lại tiền đã cho vay
- 21/12/2012 15:50 - Cho vay tiền cá nhân có thời hạn
- 21/12/2012 15:48 - Vay tiền mua nhà không làm giấy tờ vay mượn nhưng …
- 21/12/2012 15:46 - Tranh chấp hợp đồng vay tiền
- 21/12/2012 15:43 - Cho vay tiền lật lọng không trả
- 21/12/2012 15:42 - Vay tiền đã hết thời hạn mà con nợ vẫn chưa chịu t…