Tư vấn luật dân sự \| luật sư dân sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật dân sự
- Được đăng: 20 Tháng 12 2012
- Lượt xem: 502
Anh chồng của chị tôi mắc vào tệ nạn xã hội (Nghiện), và đã bị tước quyền công dân cách đây nửa năm. Gia đình chị đã vay mượn nặng lãi tại 2 người cho vay với số tiền tổng cộng là 1 tỷ đồng (có giấy vay nợ ghi rõ họ tên, chứng minh thư của cả 2 vợ chồng). Giấy vay mượn được viết khi anh chồng vẫn chưa bị tước quyền công dân.
Bây giờ, gia đình anh chị không còn khả năng trả lãi và gốc nữa. Một người cho vay đã đưa người đến đòi nợ theo hình thức MANG SÚNG BẮN ANH CHỒNG CHỊ TÔI VÀO CỔ (hiện đang nằm viện). Công an đã đến và điều tra vụ việc.
Tôi xin hỏi :
- Với hoàn cảnh như thế này, gia đình chị tôi không trả được nợ thì bị xủ lý như thế nào trước pháp luật? và nếu có thì ai sẽ là người lãnh trách nhiệm?
- Người đòi nợ sẽ lãnh trách nhiệm như thế nào nếu gia đình chị tôi đâm đơn kiện?
Trả lời:
Chào bạn!
Người cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật là có tội đấy.
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đến đòi nợ mà mang súng bắn vào cổ chồng chị bạn thì còn phạm tội cố ý gây thương tích nữa.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Người đòi nợ ngoài trách nhiệm hình sự ( nếu có ) như trên phải chịu thanh toán tiền chữa thương cho chồng chị bạn - bồi thường ngoài hợp đồng.
Còn vấn đề có phải trả nợ không thì số tiền bạn thực tế vay của họ là phải trả, tiền lãi tòa sẽ tính lại theo quy định của nhà nước.
Bạn có thể gửi đơn đến cơ quan công an yêu cầu làm rõ hành vi cho vay nặng lãi và đòi tiền có tính chất côn đồ để họ điều tra nếu đúng sự thực sẽ khởi tố vụ án, khởi tố người cho vay lãi(bị can).
Còn vết thương của chồng chị bạn phải giám định tỉ lệ thương tật để biết có phải xử lý hình sự hay không đối với người bắn. Yêu cầu bồi thường nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án quận huyện nơi người cho vay, người bắn chồng chị bạn ở để yêu cầu.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Vay tiền cá nhân hết hạn không trả - xem 423 lần
- nợ cha mẹ con cái có phải trả không - xem 560 lần
- Cho vay tiền nhưng đã quá hạn trả con nợ vẫn không trả - xem 302 lần
- Vay tiền có giấy tay đòi thế nào hiệu quả - xem 386 lần
- Cho vay thế chấp quyền sử dụng đất - xem 374 lần
- Không đủ khả năng trả nợ - xem 369 lần