Tư vấn luật dân sự \| luật sư dân sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật dân sự
- Được đăng: 09 Tháng 4 2012
- Lượt xem: 475
Thừa kế đối với người có nghĩa vụ. Trong trường hợp người có nghĩa vụ chết, thì nghĩa vụ của người này, trên nguyên tắc, không chấm dứt mà được chuyển giao cho người thừa kế (BLDS Ðiều 639). Người thừa kế của người chết có thể do chính người sau này chỉ định bằng di chúc hoặc được gọi để nhận di sản (bao gồm các quyền và các nghĩa vụ về tài sản), theo thứ tự do pháp luật quy định. Trừ trường hợp từ chối nhận di sản, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ do người chết để lại và người có quyền yêu cầu không thể yêu cầu thay đổi người thừa kế này bằng người thừa kế khác. Tuy nhiên,
- Có những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân hoặc với những phẩm chất riêng của người chết và không thể được chuyển giao. Những nghĩa vụ này chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết. Ví dụ: nghĩa vụ thực hiện tác phẩm của một họa sĩ.
- Có những nghĩa vụ chấm dứt khi người có nghĩa vụ chết, theo quy định của pháp luật, ví dụ: nghĩa vụ bảo lãnh trong luật thực định.
- Trong trường hợp di sản được đặt dưới sự quản lý chính thức, thì người thừa kế chỉ chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ do người chết để lại trong phạm vi giá trị của tài sản có thuộc di sản (diễn dịch khoản 2 Ðiều 640).
- Trong trường hợp di sản không được đặt dưới sự quản lý chính thức và có nhiều người thừa kế, thì mỗi người thừa kế chịu trách nhiệm đối với một phần nghĩa vụ do người chết để lại tương ứng với phần quyền hưởng di sản của mình (khoản 3 Ðiều 640).
Sáp nhập, chia, tách pháp nhân. Khi nhiều pháp nhân được sáp nhập hoặc khi một pháp nhân được chia, tách, thì một hoặc nhiều pháp nhân mới được thành lập và pháp nhân được sáp nhập, chia, tách chấm dứt (Ðiều 108 khoản 1 điểm a). Pháp nhân mới đảm nhận các nghĩa vụ do pháp nhân chấm dứt để lại (Ðiều 105 khoản 2; Ðiều 106 khoản 2). Tuy nhiên, cũng như cá nhân, pháp nhân có thể có những nghĩa vụ không thể được chuyển giao hoặc đương nhiên chấm dứt sau khi chấm dứt pháp nhân: những nghĩa vụ này sẽ chấm dứt chứ không thể được chuyển giao cho pháp nhân mới, ví dụ: nghĩa vụ bảo lãnh trong luật thực định. Điều chắc chắn: người có quyền yêu cầu mà bị vô hiệu hoá do việc sáp nhập, chia tách pháp nhân phải có quyền yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình chống lại việc chia, tách, sáp nhập nhằm múc đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Ta có giải pháp này trong logique của suy nghĩ về quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu một giao dịch gian lận[11]: dù luật không có quy định rõ ràng, vẫn có thể dựa vào nguyên tắc áp dụng tương tự để thừa nhận cho những người có quyền yêu cầu đối với pháp nhân sẽ biến mất quyền yêu cầu tuyên bố việc sáp nhập, chia, tách pháp nhân không có hiệu lực đối với mình, để họ có thể tiếp tục đeo đuổi việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với mình bằng các tài sản của pháp nhân bị sáp nhập.