Những thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại gây ra cho người trực tiếp gánh chịu hậu quả của sự kiện làm phát sinh thiệt hại. Một người nhận bảo lãnh không thể kiện người gây ra tai nạn khiến người bảo lãnh chết, với lý do rằng nếu người bảo lãnh còn sống, thì người này sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và người nhận bảo lãnh sẽ không bị mất tài sản. Trái lại, những người thân thuộc được người bảo lãnh cấp dưỡng có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại, bởi do cái chết của người này mà họ lâm vào cảnh sống khó khăn. Cần nhấn mạnh rằng người trực tiếp chịu thiệt hại không nhất thiết cũng là người trực tiếp bị xâm hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ: việc một người bị xâm hại có thể dẫn đến việc một người khác bị thiệt hại trực tiếp. Tất nhiên, người trực tiếp bị xâm hại do hành vi trái pháp luật là một người trực tiếp chịu thiệt hại; nhưng có thể những người khác cũng được coi là người thiệt hại trực tiếp và cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của riêng mình, độc lập với quyền yêu cầu của người trực tiếp bị xâm hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ.

 

Thực ra, ngay cả trong trường hợp đã xác định được người trực tiếp chịu thiệt hại, thì vẫn còn lại hai vấn đề chính: những thiệt hại nào của người này phải được bồi thường ? Ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường ? Ta sẽ tiếp tục xem xét các vấn đề này khi nói về mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và hậu quả thiệt hại.

click liên hệ luật sư.

lienhe