Người giao kết chỉ có thể phản ứng với tư cách người bị nhầm lẫn, một khi chính sự nhầm lẫn đó đã có ảnh hưởng quyết định đối với sự ưng thuận của mình. “Khi một bên do nhầm lẫn.... mà xác lập giao dịch...”. Một người muốn trang trí phòng khách của mình bằng một bức tranh nào đó thuộc trường phái ấn tượng; được giới thiệu rằng bức tranh muốn mua là của họa sĩ ấn tượng X, người này chấp nhận mua; ít lâu sau, có người phát hiện rằng bức tranh đó là của họa sĩ ấn tượng Y; người mua không thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán vô hiệu, bởi sự nhầm lẫn không ảnh hưởng đến ý chí của người này lúc giao kết hợp đồng: người này quan tâm đến việc tìm kiếm một bức tranh ấn tượng, không phải chỉ quan tâm riêng đến tranh ấn tượng của họa sĩ X.

Sự nhầm lẫn có thể xảy ra đối với cả hai bên giao kết hoặc chỉ đối với một bên. Trong trường hợp sự nhầm lẫn chỉ xảy đối với một bên, thì điều quan trọng là bên kia không phải là người chủ động thực hiện một hành vi nào đó nhằm tạo ra sự nhầm lẫn ấy[10]: nếu một bên thực hiện một hành vi một cách có ý thức nhằm tạo ra sự nhầm lẫn của bên kia thì ta có sự lừa dối chứ không phải sự nhầm lẫn nữa.

 

click liên hệ luật sư.

lienhe