Luật hiện hành nói rằng các giao dịch dân sự phải do người có năng lực hành vi xác lập, thì mới có giá trị (BLDS Ðiều 131 khoản 1). Ðúng là người không có năng lực hành vi không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Nhưng người không có năng lực hành vi mà có khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự (nghĩa là có năng lực pháp luật), vẫn có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình được phép có, thông qua vai trò của người đại diện[5]. Suy cho cùng, chỉ có người có không năng lực pháp luật mới không có quyền giao kết hợp đồng nhằm làm phát sinh quyền mà người này không được phép có: không có khả năng hưởng một quyền, người này không thể xác lập quyền đó, dù tự mình hay qua người đại diện[6]. Ví dụ: người giám hộ không được phép tặng tài sản của người được giám hộ cho người khác, không phải vì người được giám hộ không được phép tự mình tặng cho (năng lực hành vi), mà vì người được giám hộ không có khả năng hưởng quyền tặng cho có đối tượng là tài sản của người được giám hộ (năng lực pháp luật); trong khi đó, người được giám hộ có quyền bán tài sản của mình (năng lực pháp luật), nhưng không có quyền tự mình thực hiện quyền đó (năng lực hành vi), mà phải thực hiện thông qua người giám hộ..

 

Nếu người được giám hộ tự mình giao kết hợp đồng, thì ta mới thực sự có trường hợp giao kết hợp đồng của người không có năng lực hành vi.

 

click liên hệ luật sư.

lienhe