Tư vấn luật dân sự \| luật sư dân sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật dân sự
- Được đăng: 09 Tháng 4 2012
- Lượt xem: 283
1) Tác phẩm
Sự liệt kê không định nghĩa - Luật viết hiện hành không định nghĩa tác phẩm là gì nhưng có liệt kê những đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm.[12] Không kể phần mềm máy tính (là sản phẩm đặc biệt), tác phẩm được bảo hộ có thể chia làm ba nhóm:
- Nhóm thứ nhất: tác phẩm văn chương - bao gồm các sáng tác văn chương viết không phân biệt hình thức, thể loại, lĩnh vực, đề tài... (như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký, thơ ca, kịch bản, phóng tác, cải biên,...).
- Nhóm thứ hai: tác phẩm nghệ thuật - bao gồm các công trình nghệ thuật như tác phẩm sân khấu, điện ảnh, video, âm nhạc, kiến trúc, hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc...
- Nhóm thứ ba: công trình nghệ thuật - bao gồm các kết quả sáng tạo có tính khoa học, như công trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích chuyên môn, bình luận, bài phát biểu, bài giảng, họa đồ, bản vẽ,... trừ những kết quả sáng tạo được bảo hộ dưới hình thức là sáng chế.
Như vậy, tác phẩm được hiểu là kết quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và trở nên độc đáo chính nhờ hình thức thể hiện đó. Quyền tác giả được xác định từ thời điểm hình thức thể hiện của tác phẩm được nhận biết, không phân biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa công bố hoặc đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ.
2) Tác phẩm của nhiều tác giả, tác phẩm của tập thể, tác phẩm vô danh
- Tác phẩm của nhiều tác giả là kết quả lao động của nhiều người (gọi là đồng tác giả) để tạo ra một sản phẩm chung. Ở góc độ tài sản, tác phẩm chung của nhiều người thuộc sở hữu chung của những người đó (gọi là các đồng sở hữu).
- Tác phẩm của tập thể cũng là kết quả lao động sáng tạo của nhiều người, nhưng mỗi người thực hiện công việc của mình trong khuôn khổ một kế hoạch, một dự án chung do một người (cá nhân hoặc pháp nhân) chịu trách nhiệm và chính người này có đầy đủ các quyền của một tác giả.
- Tác phẩm vô danh là kết quả sáng tạo của một người không rõ lai lịch. Trong thời hạn bảo hộ, người được phép công bố tác phẩm, tạm thời thực hiện quyền của tác giả đối với tác phẩm đó.
3) Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm
a) Quyền nhân thân
Theo khoản 1, Điều 751 BLDS: “Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng; quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.”
Các quyền nhân thân sau đây của tác giả đối với tác phẩm gắn liền với tác giả (ngay cả trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm) và tồn tại vĩnh viễn: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.
Các quyền nhân thân sau đây của tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ cho đến hết năm mươi năm sau khi tác giả chết và có thể được chuyển nhượng, chuyển giao cho người thừa kế trong thời gian bảo hộ[13]: quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình.
b) Quyền tài sản - Theo Điều 751, khoản 2 tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm có các quyền tài sản sau: quyền được hưởng nhuận bút; quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; quyền được hưởng những lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê. Những quyền này có thể được chuyển nhượng, được chuyển giao cho người thừa kế nhưng sẽ đương nhiên mất hiệu lực khi hết năm mươi năm sau ngày tác giả chết.[14] Riêng các tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình, video, tác phẩm di cảo thì quyền tài sản của tác giả hoặc người thừa kế sẽ mất hiệu lực sau năm mươi năm kể từ năm được công bố đầu tiên.[15]