Các pháp nhân loại này có thể mang tính chất của pháp nhân tư pháp hoặc pháp nhân hỗn hợp hoặc quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Các pháp nhân này có thể sinh ra trên cơ sở hợp đồng giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật (như trường hợp công ty nhiều thành viên) hoặc do hành vi pháp lý đơn phương (như trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, quỹ xã hội do một người lập). Việc thành lập pháp nhân loại này phải được sự cho phép hoặc công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và, trong hầu hết các trường hợp, pháp nhân phải đăng ký hoạt động mới được hưởng tư cách đó trước người thứ ba. Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cũng phải đăng ký mới có tư cách pháp nhân.

 

Riêng về quỹ xã hội, quỹ từ thiện do một cá nhân thành lập. Sẽ không có vấn đề gì đặc biệt nếu quỹ được thành lập lúc cá nhân còn sống và đã hoàn tất các thủ tục cần thiết để được hưởng tư cách pháp nhân. Nhưng, nếu cá nhân thành lập quỹ bằng di chúc, thì sao ? Theo BLDS Ðiều 638 khoản 2, “Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện lập bằng di chúc chỉ có thể tồn tại sau khi mở thừa kế, rõ hơn là sau khi hoàn tất các thủ tục xin phép thành lập....

click liên hệ luật sư.

lienhe