Tư vấn luật dân sự \| luật sư dân sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật dân sự
- Được đăng: 09 Tháng 4 2012
- Lượt xem: 228
Pháp nhân trong luật Việt Nam không phải là một hư cấu cũng không là một hiện thực. Trước hết, pháp nhân có một khối tài sản riêng, độc lập với các khối tài sản riêng của các thành viên; sở hữu của pháp nhân không phải là một hình thức đặc biệt của sở hữu chung[23]. BLDS có đề cập đến hình thức sở hữu hỗn hợp, hình thành từ việc góp vốn của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để sản xuất, kinh doanh, thu lợi nhuận, và coi đó như một loại sở hữu chung (Ðiều 228). Nhưng có thể tin rằng sở hữu hỗn hợp chỉ là sở hữu chung, trong trường hợp những người góp vốn không thành lập một pháp nhân đứng đầu khối tài sản liên quan: nếu một pháp nhân (ví dụ, một công ty trách nhiệm hữu hạn) được thành lập, thì tài sản gọi là thuộc sở hữu hỗn hợp, là tài sản riêng của pháp nhân chứ không phải là tài sản chung của các thành viên công ty.
Song, pháp nhân không thể tự động sinh ra từ việc kết nhóm của những người có cùng mục đích, cùng lợi ích: để có tư cách pháp nhân được luật thừa nhận, tổ chức phải được Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập (BLDS Ðiều 96 khoản 2); nếu tổ chức phải đăng ký hoạt động, thì chỉ được hưởng tư cách pháp nhân từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký (cùng điều luật). Một khi có tư cách pháp nhân, tổ chức của các cá nhân là một định chế pháp lý, là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội đặc thù ràng buộc các thành viên của pháp nhân, đồng thời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội ràng buộc pháp nhân với các chủ thể khác của quan hệ xã hội.