Tư vấn luật dân sự \| luật sư dân sự
- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật dân sự
- Được đăng: 09 Tháng 4 2012
- Lượt xem: 556
Vai trò của người làm chứng chỉ được ghi nhận trong thủ tục lập một vài loại chứng thư hộ tịch.
- Làm chứng việc đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi - Ðăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi là một thủ tục đặc biệt được cho phép trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch đã được thực hiện, như bản chính chứng thư hộ tịch và sổ gốc đã bị mất hoặc hư hỏng mà không sử dụng được (Nghị định số 83-CP ngày 10/10/1998 Ðiều 63). Người xin đăng ký lại phải làm đơn có xác nhận của hai người làm chứng.(Ðiều 65).
- Làm chứng việc khai tử cho người chết không rõ tung tích - Người phát hiện người chết không rõ tung tích phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người chết để lập biên bản xác nhận tình trạng người chết không rõ tung tích (Nghị định đã dẫn Ðiều 31). Biên bản phải có chữ ký của người phát hiện ra người chết không rõ tung tích, đại diện Công an xã, đại diện ủy ban nhân dân và hai người làm chứng (cùng điều luật).
- Làm chứng cho việc nhận con - Trong trường hợp một người (chưa nộp đơn xin nhận con) mà tính mạng bị cái chết đe dọa do bịnh tật hoặc do các nguyên nhân khác, không thể đến ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu công nhận người khác là con mình, thì đơn được thay thế bằng văn bản có xác nhận của hai người làm chứng về nguyện vọng nhận con của người đó (Nghị định đã dẫn Ðiều 48).
Người làm chứng phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Ðiều 19 Nghị định đã dẫn, tức là phải: 1 - Ðủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2 - Biết rõ sự việc liên quan đến việc làm chứng; 3 - Không có quyền và lợi ích liên quan đến việc làm chứng. Cần lưu ý rằng người làm chứng chỉ ký vào các giấy tờ có tác dụng thiết lập hồ sơ xin đăng ký hộ tịch, không ký vào chứng thư hộ tịch.