Tư vấn luật dân sự | luật sư dân sự

Thanh toán tiền nợ và thiệt hại

Email In

Tháng 8/2011, công ty (Bên A) có ký một hợp đồng lập báo cáo đầu tư DA với bên B (tạm ứng lần 1: 30%)

Tháng 3/20012, ký tiếp một hợp đồng mua bán thiết bị với họ (tạm ứng lần 1: 70%)

Bên B đã thanh toán số tiền tạm ứng lần 1 cho cả 2 hợp đồng trên. Theo tiến độ họ sẽ tạm ứng lần 2 sau khi nghiệm thu & bàn giao (6/2012) nhưng đến nay họ đã mất khả năng thanh toán (chuẩn bị phá sản).

Theo điều khoản trong hợp đồng thì chúng tôi sẽ có quyền chấm dứt Hợp đồng này nếu như Bên B không có khả năng thanh toán.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, vì bên B yêu cầu xuất hóa đơn cho số tiền đã thanh toán nên chúng tôi đã xuất hóa đơn VAT theo số tiền tạm ứng lần 1.

Như vậy, chúng tôi sẽ giải quyết thế nào để có thể giảm thiệt hại lớn nhất cho công ty? Liệu chúng tôi có thể tháo rỡ thiết bị trong trường hợp đã xuất hóa đơn rồi không?

Cám ơn anh,

Trả lời:

Chào bạn!

Theo như bạn nói thì thiết bị là đối tượng của hợp đồng đã được nghiệm thu và bàn giao (tháng 6/2012), nghĩa vụ thanh toán đợt 2 đã phát sinh và Bên B phải có trách nhiệm thanh toán theo Điều 50 Luật Thương mại, trường hợp bên B chậm thanh toán sẽ phải chịu lãi suất phát sinh trên số tiền chậm trả theo điều 306 Luật Thương mại.

Theo tôi, để giảm thiệt hại lớn nhất cho Quý Công ty, bên bạn nên gặp trực tiếp bên B để thương lượng, nếu chưa đối chiếu công nợ thì đối chiếu công nợ, nếu được thì Bên bạn có thể thỏa thuận giảm trừ một phần công nợ cho Bên B hoặc tháo dỡ thiết bị để đối trừ công nợ phải trả, thanh toán phần chênh lệnh (nếu có). Việc này phải được thực hiện nhanh chóng trước khi Bên B bị áp dụng thủ tục phá sản, khi ấy cơ hội được thanh toán công nợ của Công ty anh sẽ bị chia nhỏ với các chủ nợ khác, thậm chí là không được thanh toán.

Liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn và tháo dỡ thiết bị.

Về nguyên tắc, xuất hóa đơn và được tháo dỡ thiết bị là hai vấn đề tách biệt, không phụ thuộc vào nhau. Công ty bạn có tháo dỡ thiết bị được hay không phụ thuộc chủ yếu vào quy định trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng không quy định thì theo Điều 62, Luật Thương mại: quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Như vậy, kể từ thời điêm chuyển giao thiết bị, Bên B đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Vì vậy, Bên bạn chỉ có thể tháo dỡ thiết bị nếu được sự đồng ý của Bên B.

Kính chúc Công ty anh sớm giải quyết được rắc rối.

Thân!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi nợ quá hạn

Email In

em có cho cty vay 1 khoản tiền là 340 triệu. Có hợp đồng vay tiền đầy đủ. Hiện nay đã vay quá hạn của em gần 2 tháng rồi nhưng đòi nợ nhiều lần mà họ ko trả. Đứng tên vay trong HĐ là ông tổng giám đốc (người Hàn Quốc) và 1 người quản lý của công ty (người Việt Nam). Bây giờ Ông Hàn Quốc đã chốn về nước.

Vậy xin hỏi luật sư em phải làm như thế nào để dòi được khoản nợ trên. Nếu ra pháp luật thì em cần những bước gì.

Trả lời:

Chào bạn!

Theo như bạn nói thì quan hệ được xác lập ở đây là quan hệ cho vay. Tuy nhiên, Bên vay trong quan hệ thì chưa rõ là Công ty hay cá nhân ông Tổng giám đốc và người quản lý Việt Nam.

Vì vậy, bạn phải xem lại trong hợp đồng nếu mục đích vay là để sử dụng cho các hoạt động trong Công ty thì bạn có quyền đề nghị Công ty thanh toán.

Trường hợp trong hợp đồng không ghi mục đích vay hoặc ghi với mục đích sử dụng cho cá nhân ông Tổng giám đốc và người quản lý thì bạn có quyền yêu cầu hai người này thanh toán.

Tốt nhất theo tôi, trong trường hợp này bạn bên gặp trực tiếp người quản lý Việt Nam để trao đổi, thương lượng. Nếu thương lượng không thành bạn mới đưa ra cơ quan pháp luật. Khi ấy, bạn cần phải có đơn khởi kiện cùng các tài liệu liên quan như bản gốc hoặc bản sao Hợp đồng vay tiền, xác nhận nợ... và gửi ra Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở.

Chúc bạn sớm lấy lại được khoản tiền của mình.

Trường hợp bạn cần sự tư vấn pháp lý hoặc ủy quyền giải quyết có thể liên hệ trực tiếp với tôi để trao đổi thêm.

Thân!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi tiền cho vay

Email In

Năm 2009, nhà bà Mai gặp khó khăn, vì vậy bà Mai có nhờ bà Hiền mượn giúp 23 triệu đồng. Hai bên có viết giấy cam kết với nhau. Tuy nhiên, Bà Hiền chỉ là người trung gian, mượn bà Hà 23 triệu đồng để cho bà Mai mượn với lãi suất là 10%/1tháng. Trong giấy cam kết của bà Hiền và Bà Mai thì không để lãi suất là bao nhiêu. Đến thời điểm này, ngày 24/07/2012, bà Mai không chịu trả tiền cho bà Hiền (kể cả vốn lẫn lãi từ năm 2009) để bà Hiền trả cho bà Hà. Vậy bà Hiền có thể kiện bà Mai ra tòa được không? Và khi kiện thì bà Hiền có được đòi lại tiền gốc và lãi là 10%/1tháng kể từ năm 2009 hay không? Và bà Hiền có bị coi là cho vay nặng lãi hay không?

Đây là việc có thật nên em nhờ cô chú giải đáp giúp cho!

Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Trong giấy cam kết bà Hiền và bà Mai thì thời hạn trả nợ là khi nào (ngày tháng năm)?. Trường hợp lãi suất 10% một tháng là lãi suất quá cao so với quy định của pháp luật chẳng hạn lãi suất ngân hàng là 9% một năm do vậy một tháng một năm tương đương 0,75% một tháng. Theo quy định tại Điều 476 BLDS thì Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Căn cứ quy định viện dẫn trên mức lãi suất tối đa bạn được phép cho vay 1,13 % một tháng. Mức lãi suất trong hợp đồng của bạn cao gấp 9 lần so với mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép.

Theo quy định tại Điều 163 BLHS về Tội cho vay lãi nặng thì
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, với mức lãi suất cao gấp 9 lần theo quy định viện dẫn trên bà Hiền chưa bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra người cho vay coi đó là nghề nghiệp thường xuyên, thu nhập chính từ hoạt động cho vay nặng lãi.

Hơn nữa hai bà lại không thỏa thuận lãi suất trong giấy cam kết. Do vậy trường hợp này thì tốt hơn hết bạn làm đơn khởi kiện ra tòa để giải quyết trình tự thủ tục theo vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định viện dẫn trên số tiền cho vay vượt quá đó sẽ không được tính, và tính dựa trên lãi suất ngân hàng quy định. Chúc bạn sớm giải quyết vấn đề trên của mình.

Bạn có thể khởi kiện tranh chấp này ra tòa, tuy nhiên bạn nên lưu ý: Bà Hiền và bà Mai không có thỏa thuận lãi suất thì sẽ được tính lãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm trả nợ. Còn việc bà Hiền vay tiền của ai đó thì sẽ giải quyết riêng hợp đồng vay của mình với người đó. Bạn nên mang hồ sơ liên quan đến văn phòng của chúng tôi để chúng tôi giúp bạn giải quyết.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Kiện đòi tiền vay nợ

Email In

Hiện nay em đang khởi kiện một người vay tiền em, em biết chính xác là chị ấy còn có một khoản tiền lương của cơ quan chưa thanh toán cho chị ( chị ấy sẽ được truy lĩnh). Em có thể đề nghị toà án dùng biện pháp khẩn cấp tạm thời với số tiền đó của chi ấy không. Và một xưởng xửa chữa của chị ấy đang đặt trên đất nhà nước nữa. Nếu được thì em phải nộp tiền gì cho toà án để đảm bảo không.

Trả lời:

Thân chào bạn!


Bạn có thể làm đơn khởi kiện nếu nghĩa vụ trả nợ đến hạn, hoặc vi phạm hợp đồng vay kèm theo, Đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu có căn cứ để áp dụng BPKCTT thì Tòa án sẽ buộc bạn đóng 1 khoản tiền theo quy định của Bộ luật TTDS


Điều 120. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm


1. Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.


Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.


2. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Toà án ấn định.


Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.


Trân trọng!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

 

Cho vay vàng tính lãi thế nào

Email In

tôi có vay 8,5 lượng vàng vào năm 2003 với lãi suất 2,5%/tháng ( thời điểm đó vàng khoảng 8 triệu/lượng ,thỏa thuận bằng giấy tay ) để làm ăn. nhưng giá vàng cứ lên liên tục và tiền lãi thì tăng theo ,cộng với việc làm hiện nay đang khó khăn, nên tôi không thể trả nỗi, nhưng hàng tháng tôi vẫn đóng lời. tôi có năn nỉ xin cho ngưng tiền lời để có cơ hội hoàn vốn cứ 6 tháng trả hai cây.nhưng chủ nợ vẫn không đồng ý và hiện đòi lấy tiền lời là 1.500.000 đ /lượng. và hăm dọa sẽ nhờ chính quyền giải quyết..

trong trường hợp như trên thì chính quyền sẽ giải quyết ra sao rất mong được sự tư vấn của quý luật sư . xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, nếu chưa có khả năng trả nợ, thì tôi khuyên bạn tạm ngưng việc trả lãi, cũng như nợ gốc. Nếu như bạn tiếp tục trả lãi theo mức trên thì cũng khá cao.

Nếu bên cho vay khởi kiện ra Tòa án, (nếu có chứng cứ hợp pháp, trường hợp không có chứng cứ thì trừ trường hợp bạn thừa nhận) thì Tòa án sẽ buộc bạn trả tiền gốc và lãi suất theo quy định của pháp luật 9%/năm kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Bạn vui lòng trình bày thêm về khoảng nợ trên, giấy vay thể hiện nội dung như thế nào? Thời hạn trả nợ như thế nào?

Trân trọng!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Trang 4/223