- Bạn em vay nặng lãi đến thời hạn mà vẫn chưa có khả năng trả, sợ người ta cho gian hồ đánh, thương và vì tin tưởng bạn nên em đã giúp bạn bằng cách lấy số tiền từ sổ tiết kiệm trong ngân hàng cho bạn mượn để trả cho dân vay nặng lãi...Số tiền đó là của mẹ em nhưng do em đứng tên giữ giùm. Và mỗi tháng em phải rút lãi về cho mẹ em chi tiêu sinh hoạt.
Vào ngày 5/9/2011 số tiền mà em cho bạn mượn là 52.000.000 đồng. Sau đó em bắt bạn em phải ghi giấy mượn tiền cho em. Vì bạn ngại qua nhà em ghi giấy nên em đã soạn sẵn một tờ giấy có ghi các thông tin cần thiết như : họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND..nơi cấp...ngày cấp, số điện thoại, ngày mượn và ngày trả, chữ kí của người mượn....và em nhờ một người bạn khác của em đem giấy đó qua nhà người mà em cho mượn tiền để điền thông tin.
- Nhưng chỉ là giấy viết tay, không có công chứng..Trong lúc ghi giấy là vì bạn em bị mất CMND , bây giờ đã làm lại CMND mới, nên số CMND trong giấy mượn tiền giờ là số cũ. Trong giấy không ghi mục đích mượn tiền cũng như là số tiền lãi theo ngân hàng là như thế nào.
- Bây giờ đã quá thời hạn trả tiền ghi trong giấy là 4 tháng. Nhưng khi em đòi thì bạn lại nói không có tiền, trốn tránh em. Trước lúc mượn bạn em có nói là tiền lãi ngân hàng ít hơn của cho vay nặng lãi nên có thể trả lãi cho em mỗi tháng được. Nhưng từ lúc mượn đến nay đã gần 1 năm nhưng em vẫn không nhận một đồng nào từ bạn em về tiền lãi cũng như tiền gốc. Và vì sợ mẹ em biết được chuyện nên chính em là người phải bỏ ra tiền lãi mỗi tháng để đưa cho mẹ em chi tiêu hằng ngày.
Vậy cho em hỏi : vì giấy cho mượn tiền gồm hai chữ viết, không có công chứng nên em có thể kiện bạn em được không, giấy mượn tiền đó có hợp pháp không ạ. Người bạn mà em nhờ đem giấy qua nhà đó có được gọi là người làm chứng không.
Có người nói phải đi kiện từ Quận nơi mà bạn em sinh sống , nếu ở Quận giải quyết không được thì mới kiện lên Thành Phố...Nói như vậy có đúng không ạ...Ở Quận có giải quyết các vấn đề vay mượn như thế này không ạ.
Trước khi đi kiện thì em có thể thương lượng bằng cách nhờ luật sư gởi giấy mời đến nhà bạn em để qua văn phòng nói chuyện có được không ạ. Có tốn phí gì nhiều khi nhờ đến luật sư không ạ.
- Bạn em đã 24 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có công ăn việc làm, sống chung với gia đình và hằng ngày vẫn tụ tập chơi bời cùng bạn bè. Em sợ trong lúc kiện bạn em sẽ đi trốn hoặc cố tình nói dối, không chịu trách nhiệm thì như thế nào?. Vậy nên giờ em đi kiện bạn thì kết quả trả nợ cho em có khả thi không ạ...Em có thể lấy lại số tiền mà em cho bạn em mượn không ạ?...
Giờ em không biết làm cách nào một phần để lâu quá thì sợ mẹ em biết chuyện và vì sợ bạn em sẽ không trả tiền lại cho em. Em mong các luật sư tư vấn và chỉ cách giùm em để em có thể lấy lại số tiền đó. Bây giờ em phải làm như thế nào, làm ra sao..Các bước, trình tự để kiện cũng như là có thể lấy lại được số tiền.
Em chân thành cảm ơn các luật sư!
Trả lời: - Việc bạn viết giấy tay cho bạn mình mượn tiền cũng là một loại hợp đồng nên theo quy định tại Điều 401 BLDS thì hợp đồng có thể viết bằng văn bản, lời nói, hành vi. Ngoài ra, có một số loại hợp đồng pháp luật có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì phải công chứng, chúng thực. Tuy nhiên, đây là loại hợp đồng pháp luật ko bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên bạn ko phải lo về hình thức của hợp đồng nếu ko công chứng, chứng thực.
Nhưng có một vấn đề về tên của loại Hợp đồng: theo cách hiểu thông thường thì mọi người hay nói mượn tiền nhưng bản chất của nó đúng theo pháp luật là vay tiền vì nếu mượn thì phải trả lại đúng vật đó và đối tượng của hợp đồng mượn là những vật ko tiêu hao mà tiền thì chúng ta ko thể trả lại đúng cái mà mình mượn và thường có tính lãi. Mặc dù vậy, tên hợp đồng ko đúng là ko đúng về hình thức nhưng theo quy định của pháp luật thì nó ko bị vô hiệu tại Điều 401 BLDS.
Cho nên dù ko có hợp đồng, ko công chứng nhưng bạn vẫn có thể kiện bạn của mình vì có giấy tay là bằng chứng là giữa hai bạn có vay tiền của nhau (phải có chữ ký của hai người nhé bạn). Việc làm chứng thì ko bắt buộc nếu có thì sẽ có lợi cho bạn hơn khi tham gia khởi kiện.
- Về thẩm quyền giải quyết của tòa án thì căn cứ vào BLTTDS thì tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:
Theo thẩm quyền chung thì đây là thẩm quyền của Tòa án: tịa khoản 3 điều 25 BLTTDS
Theo thẩm quyền Tòa án theo cấp thì: tại Điểm a, Khoản 1, Điều 33 BLTTDS thì đây thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo thẩm quyền theo ;lãnh thổ: thì tại điều 35, khoản 1, điểm a thì tòa án nới bị đơn cứ trú hoặc làm việc sẽ có thẩm quyền. Ngoài ra, bạn còn có quyền lựa chọn quy định tại điều 36 BLTTDS. Như vậy, thì ở cấp sơ thẩm bạn có thể khởi kiện ở tòa quận, nếu ko đồng ý với bạn án sơ thẩm trong vòng 15 ngày thì bạn có thể kháng cáo theo thử tục phúc thẩm và đây thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
- Còn việc bạn đi nhờ luật sư tư vấn thì tiền dịch vụ mình ko biết? mà đây là nghề của luật sư là tư vấn để kiếm tiền nên nhiều hay ít là tùy vào từng nơi.
Vấn đề hoàn cảnh của bị đơn theo bạn kể thì cũng ko có tiền nên khó có thể thực hiện trong quá trình thi hành án và hiện nay, thì thực trạng thi hành án kéo dài là chuyện bình thường. Luật vẫn chưa có 1 cơ chế nghiêm khắc.
Xin cảm ơn, với kiến thức của mình có sai xót gì thì mong bạn thông cảm.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam