Dân sự

Hỏi đáp Luật Dân sự , tư vấn luật hình sự

Thế chấp sổ đỏ vay tiền

Do có việc cần tiền nên ông T có vay của nhiều người với số tiền hơn 2 tỷ (vợ và con đều không được biết), bên cho vay vì muốn có nhiều tiền lãi nên đã ép ông T vay với lãi suất cao (cao hơn so với quy định). Khi vay, cả 2 bên đều không có viết giấy vay nợ (bởi do có quen biết với nhau). Trong thời gian vay, ông T có thanh toán đầy đủ tiền lãi hàng tháng cho bên cho vay. Cho đến thời gian gần đây ông T gặp nhiều khó khăn nên không trả tiền lãi cho các bên cho vay được, bên cho vay đến đòi tiền nhưng ông T không có để trả nên xin khất, đợi khi có tiền đền bù đất thì sẽ hứa trả sau, lúc này chủ nợ mới bắt ông T viết giấy vay tiền.
Vậy tôi muốn hỏi Luật sư rằng, việc chủ nợ bắt ông T viết giấy vay nợ vào thời điểm này có được chấp nhận không? lúc chưa có giấy vay thì quan hệ vay có tồn tại một cách hợp pháp không? Với việc cho vay tiền với số lượng lớn như thế (tiền gốc thì ít mà tiền lãi tình đến thời điểm này là vượt quá cả tiền gốc) nếu kiện ra Tòa sẽ có những bất lợi gì?
Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Về vấn đề này bạn có thể yêu cầu Ô. T viết giấy vay nợ. để tư vấn lãi xuất bạn có thể liên hệ trực tiếp tới VPLS để hướng dẫn

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Vay tiền không trả

Anh chồng của chị tôi mắc vào tệ nạn xã hội (Nghiện), và đã bị tước quyền công dân cách đây nửa năm. Gia đình chị đã vay mượn nặng lãi tại 2 người cho vay với số tiền tổng cộng là 1 tỷ đồng (có giấy vay nợ ghi rõ họ tên, chứng minh thư của cả 2 vợ chồng). Giấy vay mượn được viết khi anh chồng vẫn chưa bị tước quyền công dân.

Bây giờ, gia đình anh chị không còn khả năng trả lãi và gốc nữa. Một người cho vay đã đưa người đến đòi nợ theo hình thức MANG SÚNG BẮN ANH CHỒNG CHỊ TÔI VÀO CỔ (hiện đang nằm viện). Công an đã đến và điều tra vụ việc.

Tôi xin hỏi :
- Với hoàn cảnh như thế này, gia đình chị tôi không trả được nợ thì bị xủ lý như thế nào trước pháp luật? và nếu có thì ai sẽ là người lãnh trách nhiệm?
- Người đòi nợ sẽ lãnh trách nhiệm như thế nào nếu gia đình chị tôi đâm đơn kiện?

 

Trả lời:

Chào bạn!
Người cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật là có tội đấy.


Điều 163. Tội cho vay lãi nặng


1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.


2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.


3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Đến đòi nợ mà mang súng bắn vào cổ chồng chị bạn thì còn phạm tội cố ý gây thương tích nữa.


Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác


1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:


a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;


b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;


c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;


d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;


đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;


e) Có tổ chức;


g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;


h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;


i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;


k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.


2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.


3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.


4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Người đòi nợ ngoài trách nhiệm hình sự ( nếu có ) như trên phải chịu thanh toán tiền chữa thương cho chồng chị bạn - bồi thường ngoài hợp đồng.
Còn vấn đề có phải trả nợ không thì số tiền bạn thực tế vay của họ là phải trả, tiền lãi tòa sẽ tính lại theo quy định của nhà nước.
Bạn có thể gửi đơn đến cơ quan công an yêu cầu làm rõ hành vi cho vay nặng lãi và đòi tiền có tính chất côn đồ để họ điều tra nếu đúng sự thực sẽ khởi tố vụ án, khởi tố người cho vay lãi(bị can).
Còn vết thương của chồng chị bạn phải giám định tỉ lệ thương tật để biết có phải xử lý hình sự hay không đối với người bắn. Yêu cầu bồi thường nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án quận huyện nơi người cho vay, người bắn chồng chị bạn ở để yêu cầu.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Vay tiền cá nhân hết hạn không trả

Em có cho 1 người bạn vay tiền là 20 triệu em có giấy nợ và chữ ký của họ,có người làm chứng, giờ đã hết hạn trả tiền 3 tháng mà người đó chưa chịu trả tiền cho em

Trong giấy mượn tiền đó bạn em hẹn đến 19/8/2011 là trả tiền cho em (trong giấy vay nợ em có ghi: Nếu đúng ngày 19/8/2011 mà anh A không trả thì sẽ nhờ pháp luật can thiệp và xử lý theo pháp luật). Bây giờ đã quá thời hạn trả mấy tháng rồi mà họ không trả. Bây giờ em đòi mà họ không trả thì em có thể làm đơn khởi kiện họ vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không? Nếu làm đơn thì em phải gửi đơn lên chỗ nào (hiện em đang ở Hà Nội, địa chỉ thường trú của em ở Ninh Bình, địa chỉ thường trú của người vay tiền em cũng ở Ninh Bình, nhưng khác huyện) Đơn kiện này có mẫu không hay mình tự ghi?

Hiện giờ người đó đã trốn mất, cả gia đình họ cũng không biết họ ở đâu, bây giờ em phải làm gì để lấy lại số tiền đã cho vay ( em và người đó ngày trước làm cùng công ty, trong giấy ghi nợ có ghi rõ tên, cmt, địa chỉ thường trú)

và em hỏi thêm là em cho vay lãi suất 5,000đ/1 triêu/ngày thì có phải là cho vay nặng lãi không ạ ?

Mong luật sư hướng dẫn cho em, em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời: Bạn có thể làm đơn khởi kiện theo mẫu hoặc tự viết. Tòa án nhận đơn là nơi làm cư trú, làm việc cuối cùng của bị đơn trước khi mất liên lạc.

Sau đó, nếu xét thấy dấu hiệu tội phạm Tòa sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiến hành thủ tục của 1 vụ án hình sự (về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định trong BLHS sđ,bs)

Việc cho vay nặng lãi thì số tiền lãi quá 10%/tháng so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước quy định.
Chúc bạn may mắn!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

nợ cha mẹ con cái có phải trả không

Năm 2003 bố mẹ tôi ly hôn có để lại cho tôi quyền thừa nhà và đất tại Thạch Thủy -phả lại -chí lInh - Hải Dương. có cơ quan pháp luật công nhận. nhưng nay mẹ tôi nợ lần 1 người có tên là Đ. sô tiền hơn 1 tỉ , nhưng người đó tính lãi lên 5 tỉ và đòi thu nhà của tôi.Hiện nay tòa án Huyện tôi đang thiên về phía người có tiền. ( ông Đ) .

Trả lời:

Chào bạn! Vấn đề của bạn tôi xin góp ý như sau:
1. Bạn cần làm rõ các vấn đề sau:
- Việc tặng cho tài sản là QSDĐ giữa bố mẹ bạn cho cá nhân bạn thực hiện năm nào? Khi đó bố mẹ bạn đã nợ số tiền trên chưa?


- Việc tặng cho đã hoàn tất thủ tục (tức bạn đã được cấp GCNQSD đất mang tên bạn chưa)?
- Bố mẹ bạn vay số tiền trên với lãi xuất như thế nào?
2. Tư vấn.
2.1. Về hợp đồng tặng cho tài sản là QSD đất
- Theo quy định của pháp luật hiện tại Ðiều 692 -BLDS.” Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất


Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất”


Như vậy việc tặng cho QSDĐ về nguyên tắc thì chỉ có hiệu lực khi hoàn tất việc đăng ký QSDĐ. Tức là khi bạn đã được cấp GCNQSD cho mảnh đất trên, nếu mảnh đất đó vẫn mang tên bố mẹ bạn thì đây là TS chung của bố mẹ bạn.


Tóm lại bạn cần xác định việc mảnh đất trên hiện nay ai là người được cấp GCNQSD đất. Nếu mang tên ban thì đó là tài sản của riêng bạn, bạn không phải mang ra thực hiện nghĩa vụ cho khoản nợ của bố mẹ bạn; Nếu vẫn mang tên bố mẹ bạn thì phải mang ra thực hiện nghĩa vụ của bố mẹ bạn.


2.2. Hợp đồng vay tài sản.


Theo bạn trình bày thì bố mẹ bạn vay 01 tỷ nay đã lên thành 05 tỷ, bạn cần xem xét lại mức lãi xuất thỏa thuận vì theo quy định tại


Ðiều 476-BLDS. Lãi suất


1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.


2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.


Do vậy mức lãi suất tối đa do các bên thỏa thuận không vượt quá 150% (1,5 lần) mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố với loại vay tương ứng.


Chúc gia đình bạn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Có chỗ nào chưa rõ bạn đặt thêm câu hỏi để các luật sư tư vấn. Thân mến!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cho vay tiền nhưng đã quá hạn trả con nợ vẫn không trả

Tôi có anh bạn năm 2007 có vay tôi 40tr. Có giấy vay nợ viết tay và hứa sẽ trả lại sau 1 tháng. Nhưng đã bao nhiêu tháng anh ấy không trả và bây giờ tôi cũng không biết anh ta ở đâu và không tìm thấy nữa. Tôi có hỏi vợ anh ấy nhưng vợ anh ấy bảo cũng không biết đi đâu. Vậy tôi đòi tiền vợ con anh ấy thì vợ anh ấy bảo cho anh ấy vay thì tìm anh ấy mà đòi. Lúc anh ấy vay để phát triển kinh doanh nhưng vì lý do gì đó mà vỡ nợ. Vậy tôi có thể đến vợ anh ấy lấy không và vợ anh ấy có phải trách nhiệm trả tôi không.( Lúc vay mấy lần tôi đến lấy vợ con anh ấy cũng biết).

Trả lời: Trả lời:
Theo như bạn nêu trên thì bạn cho vay năm 2007 và trong giấy vay nợ có thỏa thuận sau 1 tháng người vay sẽ phải có nghĩa vụ trả bạn số tiền đã vay. Nếu đúng như vậy thì cho đến thời điểm này thì Bạn đã hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định tại điểm b, khoản 3 điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự, đã sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Vay tiền có giấy tay đòi thế nào hiệu quả

Tôi có cho anh A vay số tiền 40tr có giấy viết tay vay nợ với lãi xuất thoả thuân từ năm 2007. đến nay anh A bỏ trốn đi đâu không biết. Vậy tôi có thể đến nhà vợ anh ta để đòi số nợ trên không. Và vợ anh A có trách nhiệm phải trả cho tôi không

Trả lời: chào bạn!
Nếu A vay cho a tiêu xài cá nhân thì bạn chỉ có thể đòi tiền được ở A. còn nếu A vay để chi tiêu những việc trong gia đình thì vợ A có trách nhiệm liên đới để tra hoàn toàn số nợ đó. quan trong là bạn và A thỏa thuận như thế nào thôi bạn ah.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cho vay thế chấp quyền sử dụng đất

Chào luật sư, Tôi có cho 1 người vay với số tiền là 400 triệu đồng,lãi suất 3% tháng.người vay có thế chấp cho tôi GCNQSDĐ(sổ đỏ) của mình đứng tên.chúng tôi có làm hợp đồng vay,thế chấp tài sản.tại phòng công chứng.
thời hạn vay 1 tháng nhưng nay đã 4 tháng rồi mà người vay không trả lại tiền cho tôi.
- người vay có thể cớ mất để làm sổ đỏ mới không?
- Vì người đó vi phạm hợp đồng vay tôi có thể đăng ký chuyển QSDĐ của miếng đất mà họ thế chấp qua tên mình được không?
Xin luật sư hướng dẫn giúp tôi.bây giờ tôi phải làm sao để lấy lại tài sản của mình.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN...

 

Trả lời:

Chào bạn. Tôi xin có ý kiến về trường hợp của bạn như sau:


Người vay có thể lấy cớ mất để làm sổ đỏ mới hay không?

Theo quy định của pháp luật thì việc thế chấp QSD đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phải đăng ký việc thế chấp tại văn phòng đăng ký QSD đất thuộc phòng TN&MT. Tuy nhiên bạn chưa đề cập là các bên đã tiến hành đăng ký thế chấp TS hay chưa?


TH1: Nếu như đã đăng ký thì không thể sảy ra trường hợp bạn nói.


TH2: Nếu chưa đăng ký, bạn có thể làm đơn hoặc đề nghị VPCC đề nghị phòng TN&MT không tiến hành việc cấp sổ đỏ (GCNQSDĐ) mới cho bên kia nếu bên kia có yêu cầu với lý do trên.


Về việc xử lý tài sản thế chấp.

Theo quy định tại: Ðiều 721 –BLDS 2005. Xử lý quyền sử dụng đấtđã thế chấp


“Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án.”


“Điều 58 – Nghị định 163/2006 Hướng dẫn về giao dịch bảo đảm. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm


1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật”


Như vậy trong trường hợp của bạn để bảo vệ quyền lợi của mình bạn cần khởi kiện ra tòa và đề nghị tòa án phát mại tài sản thông qua đấu giá TS bảo đảm là QSDĐ để đòi nợ, phần giá trị TS còn thừa khi phát mại sẽ được trả lại cho chủ sử dụng hợp pháp (bên vay). Mà bạn không thể đương nhiên được hưởng toàn bộ TS thế chấp (nói như bạn là sang tên QSDĐ từ bên thế chấp sang tên bạn).


Chúc bạn bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Có vấn đề gì chưa rõ bạn có thể đặt thêm câu hỏi để được mọi người tư vấn. Thân mến

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Không đủ khả năng trả nợ

tôi có làm hợp đồng cho vay 50 tr với lãi suất 4%/tháng.
đã trễ hạn trả nợ hơn 1 tháng mà người vay vẫn không có trả tiền gốc + lãi cho tôi.
tôi có thể làm đơn thưa được không?
tôi nghe nói nếu người vay không trả thì cao lắm là đi tù vài năm rồi xù tiền luôn không phải trả đúng không?
mong mọi người giúp đỡ. cám ơn!

Trả lời: Nếu bạn cho vay bằng hợp đồng vay, hiện giờ người vay chưa có khả năng trả thì bạn chỉ có thể khởi kiện dân sự yêu cầu Tòa án buộc họ phải trả lại tài sản cho bạn.
Nếu họ không có một trong các dấu hiệu sau thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Công an xem xét khởi tố vụ án :
- Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đã vay.
- Đã sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp và không có khả năng trả lại tài sản.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi nợ cá nhân

tôi có cho cháu ruột vay 100 triệu đồng vào Tháng 12/2011. Đến nay, cháu tôi ko trả, mà cứ lẫn trốn. trốn về quê chồng ở Gia Lai ở. Nhà chồng rất giàu.
Tôi xuống nhà gặp ba mẹ ruột (tức vợ chồng a ruột của tôi), mà a chị nói rất khó nghe: nói cứ kiện đi, còn lên đây quậy, tui thưa công an.
Tôi muốn nhờ Luật sư hỏi xem giờ có cách nào ko ?
Nếu thưa ra tòa thì như thế nào, mà tôi có nghe nói các Phòng Luật Sư có dịch vụ thu hồi nợ, không biết có đòi được nợ không?
Chân thành cám ơn Luật sư

Trả lời: Theo ý kiến cá nhân tôi thì anh nên:

1. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao mà cháu của a không trả nợ? Do hoàn cảnh khó khăn hay do người ta cố tình có ý chiếm đoạt. Nếu cố tình chiếm đoạt thì nên nhờ các cơ quan chức năng can thiệp.
2. Khi cho vay tiền anh cho làm giấy tờ vay mượn không? Nếu có giấy tờ thì trong giấy tờ cho thỏa thuận thời gian trả tiền không? Nếu không có thỏa thuận thời gian thì anh cần phải làm thông báo yêu cầu trả nợ ( gửi bảo đảm ) cho cháu của anh.
3. Xét khả năng trả nợ và thi hành án của cháu anh trong trường hợp anh khởi kiện ra tòa, vì nếu cháu a không có khả năng trả nợ thì việc này vừa tốn kém tiền án phí của anh vừa làm tình cảm gia đình anh sứt mẻ.

Anh nên tìm hiểu kỹ, gặp cháu anh nói chuyện tình cảm và cho trả dần theo lộ trình là hay nhất. Nếu quá o ép sẽ làm mọi việc thêm căng thẳng mất tình cảm chú cháu.

Đồng tiền có thể kiếm lại được nhưng tình cảm khi mất thì khó lấy lại. Mong a suy nghĩ cho thấu đáo.

Chúc anh sớm thu hồi được tiền mà vẫn giữ được tình cảm gia đình.

 

Để nhờ dịch vụ luật sư thu hồi nợ anh tham khảo:

https://thoimocua.com/dan-su-hinh-su/hinh-su/5870-dich-vu-doi-no.html

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Hướng dẫn cách đòi nợ cá nhân

Tháng 6.2011 tôi có cho chị A vay số tiền 900 triệu đồng để chị A đáo hạn ngân hàng cho khoản nợ của công ty chị A (Công ty TNHH 2 thành viên: chị A và con gái ). Thời hạn cho vay là 1 tháng (có làm hợp đồng vay tiền có công chứng, có giấy viết tay đã nhận đủ số tiền). Nhưng khi hết thời hạn tôi có gọi điện, đến nhà... đòi nhưng chị A hứa hẹn và khất nợ rất nhiều lần, cho đến tận bây giờ là tháng 5.2012 tôi vẫn chưa đòi được món nợ đó. Hiện tài sản của vợ chồng chị A có nhiều nhưng theo tôi được biết thì đều thế chấp vào Ngân hàng để vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Rất mong các bạn giúp tôi tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết để kiện đòi nợ? Tôi được biết trên thực tế việc thi hành án dân sự ở nước ta tính hiệu quả rất thấp, với tình hình tài sản của chị A như vậy liệu khi thắng kiện tôi có khả năng lấy lại tài sản của mình không? Cần phải làm những thủ tục gì để thi hành án?

Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của tất cả các bạn!

Trả lời: Chào bạn!

Muốn đòi được nợ bây giờ cách duy nhất là chị phải khởi kiện ra Tòa thôi.

Thủ tục khởi kiện như sau:
Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

-Đơn khởi kiện( theo mẫu)
-Hợp đồng vay
-Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu.
Bạn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người anh đòi tiền cư trú.

Bạn phải đóng tiền tạm ứng án phí là 19,5 triệu đồng.

Sau khi bạn thắng kiện mà người đó không tự nguyện thi hành án thì bạn phải làm đơn yêu cầu thi hành án gửi cho cơ quan thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện nhiệm vụ thi hành án của mình. Việc án có được thi hành hay không phụ thuộc vào rất nhiều vào tình trạng tài sản của A.

Trước hết bây giờ bạn hãy cứ làm đơn nộp cho Tòa cái đã những vấn đề tiếp theo sau khi Tòa thụ lý giải quyết rồi mới tính tiếp được bạn ạ. Trong quá trình Tòa thụ lý giải quyết nếu A có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì bạn cần phải làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng các BPKHTT của A để đảm bảo cho việc thi hành án sau này.

Thời hạn để giải quyết 1 vụ án như trên là khoảng 4 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.

Hi vọng bạn sớm đòi lại được tiền của mình!

thân!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Cho công ty mượn tiền không trả

em có cho Ông Trần Đức Yên làm giám đốc CTY TNHH THẠNH CHÂU có văn phòng giao dịch tại 23 Tổ 32- Ấp 3-Hiệp Phước -Nhơn TRạch -Đồng Nai , Tel /Fax : 0613 560 949 , MST :3600727145 mượn số tiền là 900tr đồng có thời hạn theo hợp đồng từ ngày 06/12/2010 đến 29/2/2011 phải hoàn cả cả gốc lẫn lãi , lãi xuất do 2 bên thống nhất thỏa thuận là 4%/ tháng nhưng đến nay hợp đồng đã quá hạn rất lâu nhưng ông Yên vẫn chưa thanh toán cả gốc và lãi cho em , sau nhiều lần gọi điện yêu cầu ông yên trả nợ , nhưng ông yên toàn tránh né và cố ý trây ỳ ko trả , em đã thông báo yêu cầu ông yên trả nợ rất nhiều lần nhưng ông đều ko có nhã ý trả số tiền đã vay cho em , em đã thông báo cho gia đình ông biết nếu như ông yên vẫn cố tình ko trả nợ thì em sẽ kiện ông yên ra tòa , ngược lại ông yên còn thách thức cứ việc kiện đi , em đã làm đơn kiện ra toàn án Nhân Dân Huyện Nhơn Trạch-Đồng Nai nơi hai bên cùng cư trú , nhưng từ khi nộp đơn khởi kiện từ ngày 11/8/2011 đến nay em ko nhận được thư triệu tập của tòa , sau nhiều lần gọi điện lên tòa án Nhơn TRạch thì họ toàn hẹn cứ yêu cầu em chờ , em đăng rất lo lắng liệu em có thể đòi lại số tiền đã cho họ mượn hay ko , kính mong anh . chị tư vấn cho em .chân thành cám ơn!

Trả lời: Chào bạn.

Bạn bị Tòa án kêu chờ là phải thôi.

Vì bạn nộp đơn khởi kiện không đúng thời điểm.

Bởi vì: tháng 9 hàng năm là tháng chốt sổ của Tòa/ có bao nhiêu vụ phải làm cho hết trong tháng 9/ nếu không thì bị xem là án tồn/ mất thi đua/

Nên tháng này Tòa không nhận đơn/ và không thụ lý giải quyết thêm án.

Tháng 10 có thể bắt đầu nhận đơn và thụ lý/ nhưng tháng này tòa ngành bận thi đua vì thi đua là yêu nước/ Tổng kết và tổ chức tổng kết khen thưởng/ có tòa còn tổ chức đi thăm quan du lịch/ nên tháng 10 và 11 / Tòa không làm gì cả.

Do đó/ nếu bạn bức xúc/ thì nên làm đơn khiếu nại gởi chánh án Tòa Nhơn Trạch và Chánh án Tòa Đồng Nai.

Nếu bạn lo lắng quá/ thì coi ổng có tài sản nào để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không.

Thân

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Trang 5/113