Dân sự

Hỏi đáp Luật Dân sự , tư vấn luật hình sự

Vay tiền không có khả năng trả

vợ chồng tôi có mượn của 2 người với số tiền là 500 triệu và 300 triệu để làm ăn. Khi mượn đều có ghi biên nhận cho cả hai và đều là nếu không trả được thì sẽ thế chấp căn nhà trên cho họ . Nhưng đến nay vợ chồng tôi không còn khả năng chi trả vì làm ăn thất bại và đã viết giấy nhượng lại căn nhà trên cho người mượn 500 triệu khi nhượng lại chỉ làm giấy tay và có hàng xóm ký làm chứng đã được 2 tháng nay.

Còn người 300 triệu thì xin khất và trả từ từ nhưng họ không chịu và họ bắt tôi ghi vào giấy mượn tiền rằng căn nhà trên là do tôi đứng chính chủ . Trong khi đó căn nhà trên tôi đã bán rồi. ( Nhà đất đều mua bán bằng giấy tờ tay chưa sang tên ).

Vậy cho tôi xin hỏi nếu tôi ghi như vậy thì căn nhà trên có bị tranh chấp hay không ?

Nếu bị khởi kiện thì họ có tịch thu căn nhà trên để trả cho người 300 triệu không ?

Nếu như vậy vợ chồng tôi có bị xử và kết án tội lạm dụng chiếm đoạt không ? Trong khi vợ chồng tôi không đi đâu mà vẫn ở lại và xin trả từ từ . Nếu bị kết án thì sẽ bị bao nhiêu năm tù ?

Trả lời:

Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

Việc trên chỉ là giao dịch dân sự vay tiền việc thế chấp quyền sử dụng đất trong giấy biên nhân trên không có giá trị pháp lý, việc thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất phải thông qua tổ chức ngân hàng mới có thẩm quyền.

VIệc bạn ký chuyển nhượng viết tay có người làm chứng thì hợp đồng trên không có giá trị pháp lý, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Đây là giao dịch dân sự vay tiền nếu vợ chồng bạn trốn khỏi nơi cư trú, hoặc bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt bằng được tài sản của người cho vay tiền thì vợ chồng bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng, hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi tiền khi không có hợp đồng vay tiền, giấy vay tiền

tôi có cho bạn mượn 200 triệu đồng cách đây một năm. Vì tin tưởng bạn lâu năm nên tôi không có làm giấy nợ. Bạn tôi hứa sẽ trả liền vì đang cần gấp để xoay sở việc gia đình. Sau mấy tháng, tôi không thấy bạn trả tiền nên đã tới nhà đòi. Tôi có bắt bạn ấy ghi giấy đã mượn tiền, nhưng bạn ấy không ghi, mà nói là sẽ trả. Tôi có thu âm lại. Nhưng giờ đã một năm không thấy trả? Tôi phải làm sao để đòi được số tiền của tôi. Nếu tôi thưa kiện, liệu đọan ghi âm đó có giá trị để đòi được tiền không? Vì tôi sợ bạn tôi không thừa nhận đã muợn tiền vì không có giấy tờ.

Trả lời: Ghi âm cũng có thể coi là chứng cứ, nhưng đây là chứng cứ khá yếu và chưa biết có được Tòa chấp nhận hay không, cần phải chứng minh nhiều. Chị nên tìm nhiều cách nữa để thu thập, bổ sung chứng cứ cho thuyết phục.

Thứ nhất: Ghi âm 1 lần thì có thể là chứng cứ yếu nhưng bạn có thể củng cố thêm bằng nhiều lần ghi âm khác. (sự thừa nhận nhiều lần).

Thứ 2: Ghi âm chỉ được coi là chứng cứ khi bạn phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Bạn xem hướng dẫn cụ thể tại tiểu mục 2.2, mục 2, phần II, Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP.

Thứ 3: bạn có thể củng cố thêm chứng chứ bằng việc bên vay tài sản thừa nhận việc vay trước 1 người thứ ba (người làm chứng).

Thứ tư: Sau khi đã củng cố chứng cứ đầy đủ bạn cần gửi các văn bản thông báo trả tiền nợ qua đường bưu điện để làm căn cứ khởi kiện đòi ts.

Chú ý:

- Bạn cần khéo léo để bên kia không đề phòng.

- Gửi qua đường bưu điện cần ghi rõ ràng và giữ lại chứng từ cm việc gửi.

- Khởi kiện là biện pháp cuối cùng nên sử dụng.

Rất mong những điều mình tư vấn có thể giúp được bạn. Thân mến!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi nợ khó đòi có hợp đồng, giấy vay tiền

tôi cho vay 100 triệu có giấy tờ ký kết viết tay giữa 2 bên , khi viết giấy người vay nợ có viết và ký kết là khi đến hẹn nếu không trả được cả gốc lẫn lãi thì nhà cửa và ruộng thuộc về quyền sở hữu của tôi . Tôi đã đi đòi rất nhiều lần và không được vậy tôi xin hỏi nếu đưa ra pháp luật liệu tôi có đòi được số tiền của mình không ?

Trả lời:

Trong trường hợp này, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi người vay nợ cư trú để yêu cầu giải quyết vấn đề cho vay nợ của bạn.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cách tính tiền lãi

cách tính lãi trong hạn đối với hợp đồng vay hiện nay các Tòa ở Tp. HCM xử theo chiều hướng nào không

Trả lời: Trong phạm vi hợp đồng thì sẽ tính lãi do các bên thỏa thuận nhưng không đc quá 150% lãi suất cơ bản do nhà nước quy định.

Sau khi hết hạn vay mà bên vay không trả tiền thì sẽ phải chịu lãi phạt theo K5Đ474,

Thời gian tính lãi phạt được tính từ ngày hết hạn trả nợ đến ngày yêu cầu thi hành án.(giả sử có phúc thẩm thì khoản thời gian giữa sơ thẩm và phúc thẩm không được tính vào thời gian tính lãi)

Sau khi cơ quan thi hành án yêu cầu mà vẫn chưa trả tiền thì áp dụng lãi quá hạn (lãi chồng lãi) trừ trường hợp các bên có quy định khác.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cách lấy lại tiền đã cho vay

Cách đây hơn một năm em cho một người cùng xã vay số tiền là 40.000.000VNĐ (bốn mươi triệu đồng) lãi suất 4%/tháng (khi cho vay không có thế chấp mà chỉ có giấy biên nhận vay tiền). Lãi trả hàng tháng, sau 1 năm trả gốc nhưng đến nay đã quá hạn trả gốc gần 1 năm rồi nhưng người đó cứ khất lần, khất lượt không chịu trả tiền (cũng gần 1 năm nay người đó không trả lãi). Em muốn hỏi Luật sư việc cho vay lãi như trên của em có bị coi là cho vay nặng lãi hay không và em phải làm gì để đòi lại được quyền lợi của mình? Kính mong Luật sư tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào bạn!

Việc cho vay với lãi suất 4%/tháng thì mới chỉ vi phạm quy định tại Điều 476 của BLDS thôi chứ chưa phải là tội cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 163 BLHS.

Nếu bạn đã đòi nhiều lần mà họ không chịu trả thì chỉ còn cách làm đơn khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết. Khi đó về lãi suất sẽ được Tòa án xem xét lại theo quy định của pháp luật chwes người vay không phải trả lãi mức 4%/tháng như đã thỏa thuận.

Thân ái!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

có được làm sổ đỏ đất thừa kế khi anh em trong gia đình không đồng ý

Tôi được Bố Mẹ tôi để lại cho tôi một mảnh đất mà mảnh đất này ghi là hộ gia đình nhưng Bố tôi là người đứng tên sổ nhưng hiện nay Bố đã mất Mẹ tôi vẫn còn sống tôi muốn hỏi là khi Mẹ tôi mất đi thì tôi có được làm sổ đỏ không vì anh em trong gia đình không đồng ý cho tôi làm vì anh em tôi bảo là mảnh đất này là của hộ gia đình nên không được sự đồng của anh em thì tôi không được làm sổ đỏ khi trước khi Bố tôi mất ông đã giao tờ di chúc đó cho tôi và tôi đã xem tờ di chúc thì tôi thấy đã được chính quyền UBND xã công nhận và được lập làm 2 bản nhưng anh em trong GĐ tôi cứ bảo đó là di chúc giả tôi đã sang UBND xã để đối chứng nhưng họ Trả lời là không thấy bản kia đâu.Nên tôi muốn hỏi là:có phải khi có kiện tụng tranh chấp thì UBND xã mới mang ra để đối chứng phải không, nếu trường hợp mà UBND xã đã làm mất thì tờ còn lại có giá trị pháp luât không?mà UBND xã có phải chịu trách nhiệm việc này không?

 

 

Trả lời: Trước tiên, bạn không xưng danh, nên xưng hô có phần khó khăn, xin mạn phép cho tôi gọi bạn là anh. Xin giới thiệu tôi Luật sư Lê Thư hiện đang Công tác tại Công ty Luật Hà Sơn xin gửi tới anh lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, chúc anh sớm giải quyết những rắc rối về mặt pháp lý cũng như gia đình mình. Sự việc của anh tôi cũng chưa được xem xét các giấy tờ tài liệu nên tư vấn cũng sẽ chưa thể chính xác được, vấn đề của anh tư vấn tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất: Về mặt pháp lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)

+ Chủ sở hữu: Trong sổ đỏ ghi Hộ gia đình thì theo quy định của BLDS 2005 tại các Điều 106.107,108,109, 110 thì mảnh đất trên của anh là" Đồng sở hữu" của hộ gia đình cung nhau đóng góp công sức để tạo dựng ra tài sản đó:
- Thứ hai: Việc xác định ai là Đồng sở hữu trong hộ gia đình bạn đóng góp công sức vào việc tạo lập mảnh đất trên thì anh cần phải căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Thời điểm (ngày, tháng, năm) sổ đỏ cấp cho hộ gia đình anh​
+ căn cứ vào Sổ hộ khẩu
* Ví dụ cho anh dễ hiểu
Ngày 22/4/2002 UBND huyện Từ liêm cấp sổ đứng tên chủ sử dụng đất là Hộ ông Nguyễn Văn A
- Trong sổ hộ khẩu của ông Nguyễn Văn A có các thành viên sau
1, Ông Nguyễn Văn A (chủ hộ)
2, Bà Trần Thị E (vợ)
3, Ông Nguyễn Văn B, sinh 1987 (con đẻ)
4, Ông Nguyễn Văn C sinh 1989 (con đẻ)
5, Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1990 (con đẻ), tách sổ năm 2001
6, Bà lê Thị M (vợ ông Nguyễn Văn B) nhập khẩu năm 2003
* Trong trường hợp trên thì 1,2,3,4 sẽ là người có một phần quyền trong các đồng sở hữu mảnh đất trên
* 5,6 không có quyền vì 5 đã tách sổ trước thời điểm được cấp sổ cồn 6 thì nhập khẩu sau thời điểm cấp sổ.
* Do vậy, khi bố anh để lại Di chúc tức là chỉ để lại một phần quyền trên mảnh đất đó thôi.
- Về hiệu lực của di chúc theo quy định tại Điều 649, 650 BLDS 2005
Ðiều 649. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Ðiều 650. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực

* Như vậy, trong trường hợp bố bạn để lại Di chúc đã được UBND xã chứng thực thuộc trường hợp viện dẫn tại Khoản 4 Điều 650 do vậy Di chúc của bố bạn để lại là có hiệu lực pháp luật.
* Thứ hai: Về việc lưu trữ di chúc
- Sau khi cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ địa chính (tùy từng nơi) tiếp nhận và lưu vào Sổ Di chúc
* Trong trường hợp mà các con của bố anh không tin di chúc hiện anh giữ là thật thì các anh em của anh có thể ra nơi UBND xã chứng thực yêu cầu cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ địa chính có thê cho xem bản Lưu tại Di chúc tại UBND xã, và Sổ lưu trữ Di chúc.
- Nếu trường hợp UBND xã làm mất Di chúc thì bản Di chúc còn lại trong tay đương nhiên có hiệu lực pháp luật nên anh yên tâm trường hợp có xảy ra tranh chấp tại tòa, thì những tài liệu do Đương sự cung cấp các bản sao có chứng thực.
- Trường hợp anh có thể khởi kiện hành vi hành chính của cán bô%3ḅ làm mất di chúc

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cho vay tiền cá nhân có thời hạn

em có cho bạn em vay số tiền là 20.000.000 ( hai mươi triệu đồng), Em cho bạn em vay và có giấy ghi nợ và chữ ký của họ, hiện nay thời hạn vay đã quá hạn 6 tháng mà người vay chưa có tiền để trả cho em, và em không có cách nào để liên lạc được với họ, từ khi hết hạn vay là họ đổi số điện thoại và cắt đứt liên lạc với em luôn

Em có địa chỉ thường trú của bạn đó, em có liên lạc với gia đình bạn đó, và được bố mẹ bạn đó Trả lời "tôi không vay nên tôi không có trách nhiệm", hiện giờ em muốn lấy lại số tiền đó thì em phải làm gì ạ?

Trong giấy vay nợ em có viết là cho bạn đó vay 20 triệu và lãi suất (5000đ/1triệu/ngày). Em cho vay như thế đã phải là cho vay nặng lãi chưa ạ, và giấy đó vay nợ đó có giá trị pháp lý không ạ.

Mong các anh chị giúp đỡ và hướng dẫn cho em để em có thể lấy được khoản nợ đó. Em xin chân thành cảm ơn !

 

Trả lời: Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 476 BLDS 2005 về mức lãi suất khi vay tài sản như sau:
Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Trường hợp trên
- Bạn làm đơn khởi kiện vụ việc trên ra tòa nơi thường trú của bị đơn

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Vay tiền mua nhà không làm giấy tờ vay mượn nhưng co gửi qua tài khoản ngân hàng

năm ngoái em có cho 1 người bạn ở quê vạy 200tr để mua nhà. vì tin tưởng lên cũng không có làm giấy tờ gì cả. em chuyển cho nó vào tài khoản của nó. Nhưng trên giấy nộp tiền vào tài khoản e có ghi rõ là cho nó vay để mua nhà. đến bây giờ e chuyển về quê qua đòi tiền thì nó bảo không biết gì về số tiền đó. em vẫn còn giữ 1 liên giấy nộp tiền vào tài khoản của nó. liệu đây có thể coi là căn cứ cho vay được không ạ. em có thể khởi kiện nó để đòi lại số tiền trên được không.
em xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn!
Bạn liên hệ với ngân hàng chuyển tiền (xác nhận mình chuyển) và ngân hàng nhận (xác định người nhận tiền), đó là những căn cứ có thể chứng minh được giao dịch giữa 2 bên.
Chúc bạn thành công!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Tranh chấp hợp đồng vay tiền

trong đơn xin vay thì cha, mẹ, cùng người con kí tên đề nghị xin vay và cam kết trả nợ, nhưng hợp đồng vay vốn chỉ một mình người con đứng tên, khi tranh chấp tòa án báo là cha mẹ người con đó không có nghĩa vụ trả nợ, vậy tòa án nói đúng hay sai

Trả lời: Chào bạn! Trường hợp trên của bạn bạn chưa nói rõ là khi bạn vay ngân hàng có tài sản thế chấp không? Nếu có thì tài sản thế chấp đó là gì? Đứng tên ai sở hữu? Tài sản thế chấp đó là động sản hay bất động sản? Do vậy, khi có tài sản thế chấp như vậy thì trong hợp đồng vay vốn của bạn ngân hàng sẽ xác định được đâu là đối tượng, là chủ thể đứng ra vay vốn, Tòa án cũng vậy? Do vậy bạn cần cung cấp thêm những điều tôi đã nói ở trên thì tôi mới biết rõ và tư vấn chính xác cho bạn được.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cho vay tiền lật lọng không trả

Mình cho một người vay 35.000.000đ. thời hạn vay đã hết gần 2 năm. Mình đến đòi thì họ cãi trắng và chửi bới mình vì họ cậy có đứa con nghiên bất cần đời - trong khi đó giấy vay nợ vẫn còn.

Vậy giờ mình phải làm sao để lấy lại số tiền trên. Mong mọi người góp ý.

Trân trọng cảm ơn!

Trả lời: Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Bạn cho vay tiền và có quyền yêu cầu người vay trả nợ theo như thoả thuận (nếu thoả thuận đáp ứng được điều kiện có hiệu lực theo quy định của BLDS). Căn cứ Điều 427 Bộ luật Dân sự quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự, nếu quá thời hạn quy định mà người vay không trả nợ, ngoài ra còn có thái độ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, thì bạn có quyền khởi kiện người vay ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện (nơi người vay cư trú) để được xem xét giải quyết, thời hiệu là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Vay tiền đã hết thời hạn mà con nợ vẫn chưa chịu trả

ba mẹ em có cho vay, sau khi có vài tranh chấp về số tiền đã trả và còn thiếu, 2 bên đã viết giấy xác nhận lại số tiền còn thiếu là 130 triệu. Tuy nhiên, trong lúc viết giấy vẫn chưa ghi rõ ngày trả, chỉ ghi ngày, tháng, năm viết và ngày trả là sau tết. Hiện nay, thời gian trả tiền đã qua lâu mà bên đó vẫn chưa có ý gì muốn trả, thậm chí đã có lần gọi điện và nói là sẽ không trả tiền. LS cho em hỏi:

1. Trong trường hợp này, em có thể kiện người đó được không? Tỷ lệ thắng là bao nhiêu phần trăm?

2. Do có quan hệ họ hàng nên ba mẹ em không tiện đứng ra nộp đơn kiện. Em có thể thay mặt được không ?

Hy vọng LS sẽ giúp em giải đáp thắc mắc, xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Chào bạn!

Về vấn đề bạn hỏi, xin giải đáp cụ thể như sau:

Theo bạn trình bày thì hợp đồng vay tài sản (giấy xác nhận nợ) này thuộc loại hợp đồng vay không kỳ hạn. Theo quy định tại Điều 477 BLDS thì ba mẹ bạn có quyền đòi lại tiền bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên kia một thời gian hợp lý. Thực tế có thể hiện nay ba mẹ bạn đã đòi nhiều lần, tức là đã thực hiện việc báo trước, nhưng ba mẹ bạn không có chứng cứ gì để chứng minh là mình đã báo trước cả. Vì vậy ba mẹ bạn chưa có đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa án.

Để có thể khởi kiện được, ba mẹ bạn có 3 cách:

1/ Mang cái giấy xác nhận nợ đó đến gặp người ta, bảo người ta viết thêm vào đó vài dòng có nội dung hẹn ngày tháng năm trả tiền (ngày do 2 bên thỏa thuận). Nếu thực hiện được mà đến quá ngày đó họ vẫn không trả thì ba mẹ bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án. Làm theo cách này muốn đạt kết quả thì đòi hỏi mình phải mềm mỏng, đừng gây căng thẳng và đừng để lộ ý đồ của mình.

2/ Ba mẹ bạn làm đơn yêu cầu trả nợ gửi chính quyền cấp xã nhờ giải quyết. Nếu tư pháp xã gọi được hai bên lên hòa giải thì dù có thành hay không thì ba mẹ bạn cũng đã có đủ điều kiện khởi kiện, hồ sơ giải quyết vụ việc của chính quyền địa phương chính là căn cứ để chứng minh ba mẹ bạn đã thực hiện nghĩa vụ báo trước. Khi nộp đơn kiện ra Tòa án thì phải xin bộ hồ sơ này để nộp kèm theo.

3/ Ba mẹ bạn viết một cái giấy đòi nợ gửi cho người kia. Để có căn cứ chứng minh là người kia đã nhận được thông báo này thì phải gửi bảo đảm qua đường bưu điện. Vì gửi bằng cách này thì bưu điện phải giao cho mình cái biên lai, sau đó có cả giấy báo phát có chữ ký xác nhận của người kia. Những giấy tờ này là căn cứ để chứng minh ba mẹ bạn đã thực hiện nghĩa vụ báo trước, và khi hết ngày ba mẹ bạn thông báo trong giấy đòi nợ thì ba mẹ bạn có quyền khởi kiện.

VD có thể viết nội dung giấy đòi nợ đơn giản như sau:

Cộng hòa…………………….

Độc lập - ……………………..

THÔNG BÁO TRẢ NỢ

Kính gửi: (tên người vay nợ)

Địa chỉ:

Vào ngày…., chú/bác có vay của vợ chồng tôi số tiền….. Chú/bác đã trả được một phần và đến ngày…. chú/bác đã viết giấy xác nhận lại số tiền còn thiếu là 130 triệu, hẹn sau Tết trả.

Nhưng đến nay Tết đã qua lâu nhưng chú/bác vẫn chưa trả cho vợ chồng tôi. Nay gia đình có việc cần sử dụng đến tiền nên tôi viết thông báo này gửi đến chú/bác biết để chuẩn bị tiền trả cho vợ chồng tôi. Vợ chồng tôi hẹn với chú/bác là sau một tháng nữa, tức là ngày…. là hạn cuối cùng chú/bác phải trả tiền cho vợ chồng tôi.

…………..ngày……… tháng……….. năm

(ký tên)

Vấn đề mấu chốt trong vụ việc của ba mẹ bạn nằm ở chỗ mình chưa có đủ điều kiện để khởi kiện. Còn khi đã có đủ điều kiện thì Tòa án phải nhận đơn của mình để thụ lý giải quyết. Và khi đó thì tỷ lệ thắng là 100%.

Bạn không thể thay mặt ba mẹ bạn đứng ra khởi kiện được mà người khởi kiện (ký đơn) phải chính là ba hoặc mẹ bạn. Sau khi đã được Tòa án thụ lý giải quyết thì ba mẹ bạn có thể làm giấy ủy quyền cho bạn để bạn trực tiếp làm việc với Tòa án thay ba mẹ.

Chúc gia đình bạn sớm giải quyết được rắc rối!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Trang 4/113