Dân sự

Hỏi đáp Luật Dân sự , tư vấn luật hình sự

Cho mượn tiền cá nhân

- Bạn em vay nặng lãi đến thời hạn mà vẫn chưa có khả năng trả, sợ người ta cho gian hồ đánh, thương và vì tin tưởng bạn nên em đã giúp bạn bằng cách lấy số tiền từ sổ tiết kiệm trong ngân hàng cho bạn mượn để trả cho dân vay nặng lãi...Số tiền đó là của mẹ em nhưng do em đứng tên giữ giùm. Và mỗi tháng em phải rút lãi về cho mẹ em chi tiêu sinh hoạt.

Vào ngày 5/9/2011 số tiền mà em cho bạn mượn là 52.000.000 đồng. Sau đó em bắt bạn em phải ghi giấy mượn tiền cho em. Vì bạn ngại qua nhà em ghi giấy nên em đã soạn sẵn một tờ giấy có ghi các thông tin cần thiết như : họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND..nơi cấp...ngày cấp, số điện thoại, ngày mượn và ngày trả, chữ kí của người mượn....và em nhờ một người bạn khác của em đem giấy đó qua nhà người mà em cho mượn tiền để điền thông tin.
- Nhưng chỉ là giấy viết tay, không có công chứng..Trong lúc ghi giấy là vì bạn em bị mất CMND , bây giờ đã làm lại CMND mới, nên số CMND trong giấy mượn tiền giờ là số cũ. Trong giấy không ghi mục đích mượn tiền cũng như là số tiền lãi theo ngân hàng là như thế nào.
- Bây giờ đã quá thời hạn trả tiền ghi trong giấy là 4 tháng. Nhưng khi em đòi thì bạn lại nói không có tiền, trốn tránh em. Trước lúc mượn bạn em có nói là tiền lãi ngân hàng ít hơn của cho vay nặng lãi nên có thể trả lãi cho em mỗi tháng được. Nhưng từ lúc mượn đến nay đã gần 1 năm nhưng em vẫn không nhận một đồng nào từ bạn em về tiền lãi cũng như tiền gốc. Và vì sợ mẹ em biết được chuyện nên chính em là người phải bỏ ra tiền lãi mỗi tháng để đưa cho mẹ em chi tiêu hằng ngày.
Vậy cho em hỏi : vì giấy cho mượn tiền gồm hai chữ viết, không có công chứng nên em có thể kiện bạn em được không, giấy mượn tiền đó có hợp pháp không ạ. Người bạn mà em nhờ đem giấy qua nhà đó có được gọi là người làm chứng không.
Có người nói phải đi kiện từ Quận nơi mà bạn em sinh sống , nếu ở Quận giải quyết không được thì mới kiện lên Thành Phố...Nói như vậy có đúng không ạ...Ở Quận có giải quyết các vấn đề vay mượn như thế này không ạ.

Trước khi đi kiện thì em có thể thương lượng bằng cách nhờ luật sư gởi giấy mời đến nhà bạn em để qua văn phòng nói chuyện có được không ạ. Có tốn phí gì nhiều khi nhờ đến luật sư không ạ.

- Bạn em đã 24 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có công ăn việc làm, sống chung với gia đình và hằng ngày vẫn tụ tập chơi bời cùng bạn bè. Em sợ trong lúc kiện bạn em sẽ đi trốn hoặc cố tình nói dối, không chịu trách nhiệm thì như thế nào?. Vậy nên giờ em đi kiện bạn thì kết quả trả nợ cho em có khả thi không ạ...Em có thể lấy lại số tiền mà em cho bạn em mượn không ạ?...
Giờ em không biết làm cách nào một phần để lâu quá thì sợ mẹ em biết chuyện và vì sợ bạn em sẽ không trả tiền lại cho em. Em mong các luật sư tư vấn và chỉ cách giùm em để em có thể lấy lại số tiền đó. Bây giờ em phải làm như thế nào, làm ra sao..Các bước, trình tự để kiện cũng như là có thể lấy lại được số tiền.
Em chân thành cảm ơn các luật sư!

Trả lời: - Việc bạn viết giấy tay cho bạn mình mượn tiền cũng là một loại hợp đồng nên theo quy định tại Điều 401 BLDS thì hợp đồng có thể viết bằng văn bản, lời nói, hành vi. Ngoài ra, có một số loại hợp đồng pháp luật có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì phải công chứng, chúng thực. Tuy nhiên, đây là loại hợp đồng pháp luật ko bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên bạn ko phải lo về hình thức của hợp đồng nếu ko công chứng, chứng thực.
Nhưng có một vấn đề về tên của loại Hợp đồng: theo cách hiểu thông thường thì mọi người hay nói mượn tiền nhưng bản chất của nó đúng theo pháp luật là vay tiền vì nếu mượn thì phải trả lại đúng vật đó và đối tượng của hợp đồng mượn là những vật ko tiêu hao mà tiền thì chúng ta ko thể trả lại đúng cái mà mình mượn và thường có tính lãi. Mặc dù vậy, tên hợp đồng ko đúng là ko đúng về hình thức nhưng theo quy định của pháp luật thì nó ko bị vô hiệu tại Điều 401 BLDS.
Cho nên dù ko có hợp đồng, ko công chứng nhưng bạn vẫn có thể kiện bạn của mình vì có giấy tay là bằng chứng là giữa hai bạn có vay tiền của nhau (phải có chữ ký của hai người nhé bạn). Việc làm chứng thì ko bắt buộc nếu có thì sẽ có lợi cho bạn hơn khi tham gia khởi kiện.
- Về thẩm quyền giải quyết của tòa án thì căn cứ vào BLTTDS thì tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:
Theo thẩm quyền chung thì đây là thẩm quyền của Tòa án: tịa khoản 3 điều 25 BLTTDS
Theo thẩm quyền Tòa án theo cấp thì: tại Điểm a, Khoản 1, Điều 33 BLTTDS thì đây thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Theo thẩm quyền theo ;lãnh thổ: thì tại điều 35, khoản 1, điểm a thì tòa án nới bị đơn cứ trú hoặc làm việc sẽ có thẩm quyền. Ngoài ra, bạn còn có quyền lựa chọn quy định tại điều 36 BLTTDS. Như vậy, thì ở cấp sơ thẩm bạn có thể khởi kiện ở tòa quận, nếu ko đồng ý với bạn án sơ thẩm trong vòng 15 ngày thì bạn có thể kháng cáo theo thử tục phúc thẩm và đây thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.
- Còn việc bạn đi nhờ luật sư tư vấn thì tiền dịch vụ mình ko biết? mà đây là nghề của luật sư là tư vấn để kiếm tiền nên nhiều hay ít là tùy vào từng nơi.
Vấn đề hoàn cảnh của bị đơn theo bạn kể thì cũng ko có tiền nên khó có thể thực hiện trong quá trình thi hành án và hiện nay, thì thực trạng thi hành án kéo dài là chuyện bình thường. Luật vẫn chưa có 1 cơ chế nghiêm khắc.
Xin cảm ơn, với kiến thức của mình có sai xót gì thì mong bạn thông cảm.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Vay nặng lãi

Mẹ tôi có đi vay 200.000.000 đ để làm ăn, với mức lãi suất 9%/tháng (3000đ/1000.000 đ/ngày). Do Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên chưa trả được nợ, chủ nợ đòi kiện ra tòa. Với mức cho vay trên thì có phải là hình thức cho vay nặng lãi không Thời điểm vay Ngân hàng tính lãi suất 15%/năm. Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn!


Mức lãi suất 9%/tháng = 108%/năm.


Ở thời điểm hiện tại, mức lãi suất cơ bản theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là 9%/năm. Theo quy định tại Điều 476 BLDS thì các bên được phép thỏa thuận lãi suất không được vượt quá 13,5%/năm.


Vì vậy, nếu chủ nợ kiện ra Tòa thì trước hết hai bên có quyền tự thỏa thuận vè mức lãi suất nhưng không được vượt quá 13,5%/năm. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án áp dụng mức lãi 13,5%/năm.


Mức lãi hai bên đang thỏa thuận 108%/năm là quá cao, nhưng chưa phạm tội cho vay lãi nặng. Vì theo quy định tại Điều 163 BLHS (tội cho vay lãi nặng) thì ở thời điểm hiện tại nếu cho vay với mức lãi cao hơn 135%/năm, đồng thời có tính chất chuyên bóc lột thì mới phạm tội này.


Thân!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi tiền cho mượn

- Tôi có một em trai sinh năm 1982 ,hiện nay đã có vợ và một con nhỏ 2 tuổi .Tháng 12/2010 em tôi có xin nghỉ việc tại cơ quan và quyết định mở cửa hàng tại nhà .Do gia đình tôi cũng không khá giả gì nên chỉ có thể giúp đc ít vốn .Số vốn còn lại em tôi đã tự động đi vay mà người trong gia đình không hề hay biết. Cụ thể như sau

- Vay của bạn 120 triệu ,có giấy viết tay
- Vay của bạn hàng 70 triệu ,có giấy viết tay
- Vay của ban 80 triệu ,ko có giấy tờ.

Những người bạn kể trên tôi có biết và tôi cũng đã xác minh là họ cho vay để làm ăn .Nhưng khổ một nỗi là em tôi đã đem hết những số tiền đó nướng vào cờ bạc ,và đã thua sạch ,nay không còn khả năng chi trả. Bây giờ các chủ nợ đến đòi tiền và nói rằng con không trả đc thì bố mẹ phải trả .Tôi xin hỏi như vậy có đúng không .Nếu bị kiện ra tòa thì sẽ ra sao .Cả gia đình tôi nếu bây giờ đồng ý trả hộ em tôi thì chỉ còn nước bán nhà và ra đường ở.Mong các luật sư tư vấn giúp để gia đình có phương hướng giải quyết .Tôi xin cảm ơn.

 

 

 

Trả lời: THeo mình thì gia đình bạn không phải chịu trách nhiệm gì trong chuyện này cả, nên khi em bạn bị kiện ra tòa thì ai làm người đó chịu vì em bạn đã đủ năng lực chịu trách nhiệm, và pháp luật cũng quy định như vậy nên bạn đừng lo lắng nhiều, có lẽ cách tốt nhất là khuyên em bạn làm lại hợp đồng vay và thỏa thuận lại thòi gian nào đó có thể trả được cho người ta theo hướng có lợi cho cả hai bên. Nếu có thể thì chấp nhận vay có lãi suất để có thòi gian chuẩn bị mà trả cho người ta, hơn nữa không dính dáng đến pháp luật thì bạn sẽ ít bị gò bó về thời gian.
ThânEm cho bạn mượn số tiền là 50.000.000d để trả cho bọn vay nặng lãi. Tiền đó của mẹ em nhờ em gởi ngân hàng để lấy lãi ra chi tiêu hằng tháng. Em có ghi giấy mượn tiền và có chữ ký của người mượn, hẹn 06 tháng sau sẽ trả. Đến nay đã là 1 năm rồi nhưng em vẫn chưa nhận được số tiền gốc lẫn tiền lời( theo lãi suất ngân hàng, chỉ nói lãi bằng miệng chứ k ghi lãi vào giấy mượn tiền).Em làm đơn lên Bộ Tư Pháp của phường nhờ giải quyết giùm. Người mượn nói trả cho em 1.500.000/tháng nhưng em k chịu, và hướng giải quyết của em là phải trả cho em 1 nửa số tiền la 30.500.000d, còn lại có thể trả hằng tháng ( vì cả gốc lẫn lời 1 năm nay giờ là 61.000.000d). Nhưng người mượn vẫn không chịu. Nên cuộc hòa giải k thành công.

Bây giờ em muốn kiện ra Tòa Án Quận, thì khi kiện em có quyền được đòi hỏi số tiền lãi theo ngân hàng đó k ạ..Hay chỉ được quyền đòi tiền gốc thôi ạ ( vì giấy mượn k ghi tiền lãi vào). Nếu kiện ra Tòa thì em có quyền yêu cầu khác là trả ngay lại tất cả số tiền đó hay là tòa án sẽ dựa vào cuộc hòa giải trên Phường mà quyết định là chỉ trả 1 nữa số tiền trước, còn lại sẽ trả hằng tháng, còn về phía em sẽ không được yêu cầu nào khác ạ.

Ra tòa án thì cơ hội thắng kiện của em có cao k ạ..Theo luật sư hiểu biết về luật nhiều thì hướng giải quyết của Tòa vào trường hợp như em là sẽ như thế nào ạ.

trả lời:

Tôi chưa hiểu nội dung bạn làm đơn lên Phòng tư pháp của Phường (chứ không phải Bộ tư pháp của Phường bạn nhé) thì nội dung vấn đề hòa giải trên giữa hai bạn là gì?

Khi bạn khởi kiện ra tòa thì do trong giấy vay tiền không ghi lãi suất nên bạn chỉ được hưởng lãi suất từ thời điểm người vay tiền không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền (tức 06 tháng tiền lãi);

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau

Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình thụ lý vụ án mà người bị kiện thừa nhận có thỏa thuận về việc trả lãi theo lãi suất ngân hàng thì bạn sẽ được hưởng lãi suất từ thời điểm bạn cho vay.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Con vay nợ bố mẹ có phải trả nợ không

- Tôi có một em trai sinh năm 1982 ,hiện nay đã có vợ và một con nhỏ 2 tuổi .Tháng 12/2010 em tôi có xin nghỉ việc tại cơ quan và quyết định mở cửa hàng tại nhà .Do gia đình tôi cũng không khá giả gì nên chỉ có thể giúp đc ít vốn .Số vốn còn lại em tôi đã tự động đi vay mà người trong gia đình không hề hay biết. Cụ thể như sau

- Vay của bạn 120 triệu ,có giấy viết tay
- Vay của bạn hàng 70 triệu ,có giấy viết tay
- Vay của ban 80 triệu ,ko có giấy tờ.

Những người bạn kể trên tôi có biết và tôi cũng đã xác minh là họ cho vay để làm ăn .Nhưng khổ một nỗi là em tôi đã đem hết những số tiền đó nướng vào cờ bạc ,và đã thua sạch ,nay không còn khả năng chi trả. Bây giờ các chủ nợ đến đòi tiền và nói rằng con không trả đc thì bố mẹ phải trả .Tôi xin hỏi như vậy có đúng không .Nếu bị kiện ra tòa thì sẽ ra sao .Cả gia đình tôi nếu bây giờ đồng ý trả hộ em tôi thì chỉ còn nước bán nhà và ra đường ở.Mong các luật sư tư vấn giúp để gia đình có phương hướng giải quyết .Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: THeo mình thì gia đình bạn không phải chịu trách nhiệm gì trong chuyện này cả, nên khi em bạn bị kiện ra tòa thì ai làm người đó chịu vì em bạn đã đủ năng lực chịu trách nhiệm, và pháp luật cũng quy định như vậy nên bạn đừng lo lắng nhiều, có lẽ cách tốt nhất là khuyên em bạn làm lại hợp đồng vay và thỏa thuận lại thòi gian nào đó có thể trả được cho người ta theo hướng có lợi cho cả hai bên. Nếu có thể thì chấp nhận vay có lãi suất để có thòi gian chuẩn bị mà trả cho người ta, hơn nữa không dính dáng đến pháp luật thì bạn sẽ ít bị gò bó về thời gian.
Thân

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Tư vấn thu hồi nợ, đòi nợ

Công ty mình có làm ăn mua bán với công ty A thông qua anh B( người công ty A). Ban đầu làm ăn với nhau số lượng hàng hóa nhỏ nên mình không có hợp đồng. Anh B nhận hàng và ký biên bản giao hàng là đã nhân đủ hàng và hóa đơn tài chính. Công ty A thanh toán đầy đủ số tiền mà anh B đã mua của mình . Bên mình làm ăn với công ty A nhiều lần với tổng cộng khoảng 500 triệu đồng, Công ty A đã thanh toán cho bên mình các đợt trước khoảng 400 trieu đồng. 2 đợt gần cuối bên mình cho nợ vào khoảng 100 triệu đồng. Hiện tại hơn 3 tháng Bên A chưa thanh toán cho mình. Mình làm việc với anh B lâu nên mình gọi điện gặp anh B thì bảo là đang bị kẹt tiền, để từ từ có tiền rồi trả. Mình đến văn phòng công ty thì gặp anh B bảo giám đốc đi vắng. Mình có quen công tyC thân với bên mình và cũng là đối tác với bên công ty A thì bảo bên đó đàng hoàng chỉ kẹt thôi chứ không xù nợ đâu. Hiện tại mình giữ giấy tờ gồm biên bản giao hàng hàng hóa công ty mình với công ty A( Anh B ký không có dấu). Biên bản đối chiếu công nợ cũng do anh B ký ( do mình không nghĩ đến như thế này nên không yêu cầu đóng dấu). Cho mình hỏi mình có cách nào tiến hành đòi nợ, nếu trường hợp xấu nhất nhờ pháp luật can thiệp thì mình kiện anh B hay công ty A và mình có thể thắng hay không? Mình mới làm ăn nên số tiền đó đối với mình lớn và mình chưa có nhiều kinh nghiệm. Mong anh em giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn!


Như bạn nêu làm ăn nhiều lần và đã lâu, nếu trước đây cũng giao dịch như vậy, anh B ký và các giao dịch khác Cty đối tác vẫn thực hiện, có thể áp dụng Luật Thương mại để giải quyết và yêu cầu Cty đối tác hoàn trả. Cty bạn có căn cứ để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của phía đối tác.


Trường hợp này sẽ khác nếu đây là lần đầu tiên anh B ký.

Để đòi nợ bạn nên thỏa thuận với đối tác để ấn định thời gian trả nợ. Sau thời gian đó nếu bên đối tác vẫn không trả bạn có thể khởi kiện tại tòa án. Bạn có thể kiện cả anh B và công ty A. Khả năng thắng kiện của bạn là tướng đối cao, nếu phải ra tòa bạn cung cấp đầy đủ các chứng từ giao dịch cho tòa. Nếu không biết thủ tục bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.

Chúc bạn thành công!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Thanh toán tiền nợ và thiệt hại

Tháng 8/2011, công ty (Bên A) có ký một hợp đồng lập báo cáo đầu tư DA với bên B (tạm ứng lần 1: 30%)

Tháng 3/20012, ký tiếp một hợp đồng mua bán thiết bị với họ (tạm ứng lần 1: 70%)

Bên B đã thanh toán số tiền tạm ứng lần 1 cho cả 2 hợp đồng trên. Theo tiến độ họ sẽ tạm ứng lần 2 sau khi nghiệm thu & bàn giao (6/2012) nhưng đến nay họ đã mất khả năng thanh toán (chuẩn bị phá sản).

Theo điều khoản trong hợp đồng thì chúng tôi sẽ có quyền chấm dứt Hợp đồng này nếu như Bên B không có khả năng thanh toán.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, vì bên B yêu cầu xuất hóa đơn cho số tiền đã thanh toán nên chúng tôi đã xuất hóa đơn VAT theo số tiền tạm ứng lần 1.

Như vậy, chúng tôi sẽ giải quyết thế nào để có thể giảm thiệt hại lớn nhất cho công ty? Liệu chúng tôi có thể tháo rỡ thiết bị trong trường hợp đã xuất hóa đơn rồi không?

Cám ơn anh,

Trả lời:

Chào bạn!

Theo như bạn nói thì thiết bị là đối tượng của hợp đồng đã được nghiệm thu và bàn giao (tháng 6/2012), nghĩa vụ thanh toán đợt 2 đã phát sinh và Bên B phải có trách nhiệm thanh toán theo Điều 50 Luật Thương mại, trường hợp bên B chậm thanh toán sẽ phải chịu lãi suất phát sinh trên số tiền chậm trả theo điều 306 Luật Thương mại.

Theo tôi, để giảm thiệt hại lớn nhất cho Quý Công ty, bên bạn nên gặp trực tiếp bên B để thương lượng, nếu chưa đối chiếu công nợ thì đối chiếu công nợ, nếu được thì Bên bạn có thể thỏa thuận giảm trừ một phần công nợ cho Bên B hoặc tháo dỡ thiết bị để đối trừ công nợ phải trả, thanh toán phần chênh lệnh (nếu có). Việc này phải được thực hiện nhanh chóng trước khi Bên B bị áp dụng thủ tục phá sản, khi ấy cơ hội được thanh toán công nợ của Công ty anh sẽ bị chia nhỏ với các chủ nợ khác, thậm chí là không được thanh toán.

Liên quan đến vấn đề xuất hóa đơn và tháo dỡ thiết bị.

Về nguyên tắc, xuất hóa đơn và được tháo dỡ thiết bị là hai vấn đề tách biệt, không phụ thuộc vào nhau. Công ty bạn có tháo dỡ thiết bị được hay không phụ thuộc chủ yếu vào quy định trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng không quy định thì theo Điều 62, Luật Thương mại: quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Như vậy, kể từ thời điêm chuyển giao thiết bị, Bên B đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Vì vậy, Bên bạn chỉ có thể tháo dỡ thiết bị nếu được sự đồng ý của Bên B.

Kính chúc Công ty anh sớm giải quyết được rắc rối.

Thân!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi nợ quá hạn

em có cho cty vay 1 khoản tiền là 340 triệu. Có hợp đồng vay tiền đầy đủ. Hiện nay đã vay quá hạn của em gần 2 tháng rồi nhưng đòi nợ nhiều lần mà họ ko trả. Đứng tên vay trong HĐ là ông tổng giám đốc (người Hàn Quốc) và 1 người quản lý của công ty (người Việt Nam). Bây giờ Ông Hàn Quốc đã chốn về nước.

Vậy xin hỏi luật sư em phải làm như thế nào để dòi được khoản nợ trên. Nếu ra pháp luật thì em cần những bước gì.

Trả lời:

Chào bạn!

Theo như bạn nói thì quan hệ được xác lập ở đây là quan hệ cho vay. Tuy nhiên, Bên vay trong quan hệ thì chưa rõ là Công ty hay cá nhân ông Tổng giám đốc và người quản lý Việt Nam.

Vì vậy, bạn phải xem lại trong hợp đồng nếu mục đích vay là để sử dụng cho các hoạt động trong Công ty thì bạn có quyền đề nghị Công ty thanh toán.

Trường hợp trong hợp đồng không ghi mục đích vay hoặc ghi với mục đích sử dụng cho cá nhân ông Tổng giám đốc và người quản lý thì bạn có quyền yêu cầu hai người này thanh toán.

Tốt nhất theo tôi, trong trường hợp này bạn bên gặp trực tiếp người quản lý Việt Nam để trao đổi, thương lượng. Nếu thương lượng không thành bạn mới đưa ra cơ quan pháp luật. Khi ấy, bạn cần phải có đơn khởi kiện cùng các tài liệu liên quan như bản gốc hoặc bản sao Hợp đồng vay tiền, xác nhận nợ... và gửi ra Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc có trụ sở.

Chúc bạn sớm lấy lại được khoản tiền của mình.

Trường hợp bạn cần sự tư vấn pháp lý hoặc ủy quyền giải quyết có thể liên hệ trực tiếp với tôi để trao đổi thêm.

Thân!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Đòi tiền cho vay

Năm 2009, nhà bà Mai gặp khó khăn, vì vậy bà Mai có nhờ bà Hiền mượn giúp 23 triệu đồng. Hai bên có viết giấy cam kết với nhau. Tuy nhiên, Bà Hiền chỉ là người trung gian, mượn bà Hà 23 triệu đồng để cho bà Mai mượn với lãi suất là 10%/1tháng. Trong giấy cam kết của bà Hiền và Bà Mai thì không để lãi suất là bao nhiêu. Đến thời điểm này, ngày 24/07/2012, bà Mai không chịu trả tiền cho bà Hiền (kể cả vốn lẫn lãi từ năm 2009) để bà Hiền trả cho bà Hà. Vậy bà Hiền có thể kiện bà Mai ra tòa được không? Và khi kiện thì bà Hiền có được đòi lại tiền gốc và lãi là 10%/1tháng kể từ năm 2009 hay không? Và bà Hiền có bị coi là cho vay nặng lãi hay không?

Đây là việc có thật nên em nhờ cô chú giải đáp giúp cho!

Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Trong giấy cam kết bà Hiền và bà Mai thì thời hạn trả nợ là khi nào (ngày tháng năm)?. Trường hợp lãi suất 10% một tháng là lãi suất quá cao so với quy định của pháp luật chẳng hạn lãi suất ngân hàng là 9% một năm do vậy một tháng một năm tương đương 0,75% một tháng. Theo quy định tại Điều 476 BLDS thì Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Căn cứ quy định viện dẫn trên mức lãi suất tối đa bạn được phép cho vay 1,13 % một tháng. Mức lãi suất trong hợp đồng của bạn cao gấp 9 lần so với mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép.

Theo quy định tại Điều 163 BLHS về Tội cho vay lãi nặng thì
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, với mức lãi suất cao gấp 9 lần theo quy định viện dẫn trên bà Hiền chưa bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra người cho vay coi đó là nghề nghiệp thường xuyên, thu nhập chính từ hoạt động cho vay nặng lãi.

Hơn nữa hai bà lại không thỏa thuận lãi suất trong giấy cam kết. Do vậy trường hợp này thì tốt hơn hết bạn làm đơn khởi kiện ra tòa để giải quyết trình tự thủ tục theo vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định viện dẫn trên số tiền cho vay vượt quá đó sẽ không được tính, và tính dựa trên lãi suất ngân hàng quy định. Chúc bạn sớm giải quyết vấn đề trên của mình.

Bạn có thể khởi kiện tranh chấp này ra tòa, tuy nhiên bạn nên lưu ý: Bà Hiền và bà Mai không có thỏa thuận lãi suất thì sẽ được tính lãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm trả nợ. Còn việc bà Hiền vay tiền của ai đó thì sẽ giải quyết riêng hợp đồng vay của mình với người đó. Bạn nên mang hồ sơ liên quan đến văn phòng của chúng tôi để chúng tôi giúp bạn giải quyết.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Kiện đòi tiền vay nợ

Hiện nay em đang khởi kiện một người vay tiền em, em biết chính xác là chị ấy còn có một khoản tiền lương của cơ quan chưa thanh toán cho chị ( chị ấy sẽ được truy lĩnh). Em có thể đề nghị toà án dùng biện pháp khẩn cấp tạm thời với số tiền đó của chi ấy không. Và một xưởng xửa chữa của chị ấy đang đặt trên đất nhà nước nữa. Nếu được thì em phải nộp tiền gì cho toà án để đảm bảo không.

Trả lời:

Thân chào bạn!


Bạn có thể làm đơn khởi kiện nếu nghĩa vụ trả nợ đến hạn, hoặc vi phạm hợp đồng vay kèm theo, Đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu có căn cứ để áp dụng BPKCTT thì Tòa án sẽ buộc bạn đóng 1 khoản tiền theo quy định của Bộ luật TTDS


Điều 120. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm


1. Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.


Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.


2. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Toà án ấn định.


Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.


Trân trọng!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

 

Cho vay vàng tính lãi thế nào

tôi có vay 8,5 lượng vàng vào năm 2003 với lãi suất 2,5%/tháng ( thời điểm đó vàng khoảng 8 triệu/lượng ,thỏa thuận bằng giấy tay ) để làm ăn. nhưng giá vàng cứ lên liên tục và tiền lãi thì tăng theo ,cộng với việc làm hiện nay đang khó khăn, nên tôi không thể trả nỗi, nhưng hàng tháng tôi vẫn đóng lời. tôi có năn nỉ xin cho ngưng tiền lời để có cơ hội hoàn vốn cứ 6 tháng trả hai cây.nhưng chủ nợ vẫn không đồng ý và hiện đòi lấy tiền lời là 1.500.000 đ /lượng. và hăm dọa sẽ nhờ chính quyền giải quyết..

trong trường hợp như trên thì chính quyền sẽ giải quyết ra sao rất mong được sự tư vấn của quý luật sư . xin chân thành cám ơn.

Trả lời:

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, nếu chưa có khả năng trả nợ, thì tôi khuyên bạn tạm ngưng việc trả lãi, cũng như nợ gốc. Nếu như bạn tiếp tục trả lãi theo mức trên thì cũng khá cao.

Nếu bên cho vay khởi kiện ra Tòa án, (nếu có chứng cứ hợp pháp, trường hợp không có chứng cứ thì trừ trường hợp bạn thừa nhận) thì Tòa án sẽ buộc bạn trả tiền gốc và lãi suất theo quy định của pháp luật 9%/năm kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Bạn vui lòng trình bày thêm về khoảng nợ trên, giấy vay thể hiện nội dung như thế nào? Thời hạn trả nợ như thế nào?

Trân trọng!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

Cho vay lãi 10% có phải là nặng lãi không

cho vay với lãi suất 10% thì có được xem là cho vay nặng lãi hay không.Tôi còn được biết chồng của người phụ nữ này là một đảng viên. Như vậy, khi chuyện cho vay nặng lãi được phanh phui ra thì chồng của cô ta có ảnh hưởng gì không. Hiện mẹ tôi có mượn của người này một số tiền khoảng 15tr và đã mượn cách đây 2 năm nhưng khoảng 1 năm trước mẹ tôi đã bỏ trốn vì không có khả năng đóng tiền lời nữa.

Như vậy bây giờ mẹ tôi trở về thì có phải trả tiền nữa cho người đó không. theo tôi biết thì số tiền lời mẹ tôi đóng trong mấy năm qua thì rất nhiều nhưng ,thậm chí còn đủ vốn của chị ta. nhưng khi mẹ tôi bỏ đi thì chị ấy lại đòi tiền và đưa giấy nợ mà mẹ tôi đã viết ra mà đòi đi thừa.Xin giúp tôi

Trả lời"

Xin hỏi bạn là lãi suất 10%/ ngày hay 10%/ tháng hay 10%/năm hả bạn? bạn có thể cho biết lãi suất ngân hàng cùng thời hạn tương ứng là bao nhiều? nếu như lãi suất 10% đó gấp quá 1,5 lần lãi suất ngân hàng tại thời điểm tương ứng. cùng thời hạn tiền gửi tương ứng.


Nếu như nó vượt qua mốc 1.5 lần đó thì đó là cho vay nặng lãi rồi đó bạn ah. Nếu như lãi suất cho vay đó vượt gấp nhiều lần tại thời điểm tương ứng so với lãi suất ngân hàng thì người phụ nữ đó có thể bị truy cưu TNHS nếu đáp ứng đủ một số điều kiện khác nữa.


mẹ bạn vay tiền của họ thì phải trả tiền vốn và lãi tương ứng. nhưng tiền lãi xẽ không phải trả theo mốc 10% đó nữa. mà xẽ trả theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm tương ứng, hoặc 1.5 lần lãi suất ngân hàng tại thời điểm tương ứng. tùy vào thỏa thuận hoặc biên bản hòa giải.


còn nếu như lãi suất đó không gấp quá 1.5 lần lãi suất ngân hàng tại thời điểm tương ứng thì mẹ bạn xẽ phải trả cả vốn lẫn lãi cho chị ta!

1/ Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi hai bên cho vay tài sản thỏa thuận trong hợp đồng một thời hạn trả, thì khi hết thời hạn này mà bên vay vi phạm hợp đồng thì bên cho vay mới có quyền khởi kiện căn cứ vào hợp đồng giữa hai bên. Nên hợp đồng của bạn nếu chưa hết thời hạn (chưa tới nghĩa vụ trả nơ của bên vay) thì bạn không có quyền khởi kiện.

2/ Nếu bạn của bạn đã thành niên (đủ 18 tuổi) thì bố mẹ không có nghĩa vụ trả nợ thay cho con.

3/ Khi chưa tới hạn trả nơ, thì bạn không thể làm thủ tục khởi kiện để đòi tài sản.

Theo bạn trình bày thì hiện nay bệnh của bạn rất nặng, tôi xin được chia sẻ cùng bạn nhé. Theo tôi, vấn đè trên bạn nên thỏa thuận việc trả nợ trên cơ sở tình cảm .

 


Thân ái!

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư

 

Trang 2/113